Tạo thuận lợi cho xuất-nhập khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 20-4, Chính phủ ban hành Nghị định 59/2018/NĐ-CP (Nghị định 59) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Xung quanh nghị định này, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với bà LÊ THỊ THANH HUYỀN-Phó Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum.
* P.V: Nghị định 59/2018/NĐ-CP được cho là có nhiều cải cách về thủ tục hành chính, đồng thời củng cố cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý hải quan, tháo gỡ vướng mắc phát sinh. Vậy theo bà, điểm mới của nghị định này là gì?
 Bà Lê Thị Thanh Huyền-Phó Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum. Ảnh: H.D
Bà Lê Thị Thanh Huyền-Phó Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum. Ảnh: H.D
- Bà LÊ THỊ THANH HUYỀN: Nghị định 08/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành năm 2015 đã góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư và xuất-nhập khẩu hàng hóa, nâng cao hiệu quả của hoạt động hải quan và đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện, Nghị định 08 cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với những chỉ đạo mới trong công tác cải cách thủ tục hành chính nói chung, cải cách thủ tục hải quan nói riêng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và thúc đẩy hoạt động thương mại.
Nghị định sửa đổi lần này điều chỉnh các quy định liên quan đến một số nhóm vấn đề cơ bản như: thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh, trung chuyển; kiểm tra, xác định trị giá hải quan; thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất-nhập cảnh; công tác chống buôn lậu và một số thủ tục liên quan đến hàng hóa xuất-nhập khẩu khác, về địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất-nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, bưu chính... nhằm đảm bảo công tác quản lý về hải quan, cũng như tạo thuận lợi cho hoạt động xuất-nhập khẩu hàng hóa và minh bạch trong quá trình thực hiện.
Bên cạnh đó, Nghị định 59 cũng củng cố cơ sở pháp lý về thống kê hải quan, về thời điểm thông báo kết quả phân luồng tờ khai... để đảm bảo quản lý về hải quan, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại.
* P.V: Với đặc thù địa bàn như Gia Lai thì sự chỉnh sửa, bổ sung chủ yếu liên quan tới nhóm vấn đề nào, thưa bà?
- Bà LÊ THỊ THANH HUYỀN: Tại Gia Lai, Nghị định 59 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến nhóm vấn đề về kiểm tra, xác định trị giá hải quan; nhóm vấn đề về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất-nhập cảnh. Trong đó, những nội dung về nhóm trị giá hải quan liên quan phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu, quy định về cửa khẩu xuất, cửa khẩu nhập đầu tiên theo từng phương thức vận chuyển để làm cơ sở xác định trị giá hải quan, đồng thời sửa đổi các nội dung liên quan đến kiểm tra, xác định trị giá hải quan.
Nghị định 59 cũng quy định cụ thể về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất-nhập cảnh, quá cảnh theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hàng hóa một cách đồng bộ giữa người khai hải quan, cơ quan quản lý nhà nước thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia... nhằm rút ngắn thời gian thông quan, cắt giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với thủ tục xuất-nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
Ngoài ra, Nghị định sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến hàng hóa quá cảnh, chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp ưu tiên, người khai hải quan, việc khai hải quan cũng như quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập, xuất khẩu nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho các hoạt động, tháo gỡ các vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng vẫn đảm bảo công tác quản lý của cơ quan hải quan.
* P.V: Để Nghị định sớm đi vào cuộc sống, Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến đến người dân và doanh nghiệp như thế nào?
- Bà LÊ THỊ THANH HUYỀN: Để triển khai hiệu quả Nghị định 59, Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum đã tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn cho cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến để cán bộ, công chức thừa hành và cộng đồng doanh nghiệp kịp thời nắm bắt. Về phía doanh nghiệp cũng cần có sự chủ động nghiên cứu, nắm bắt, hiểu rõ quy định mới để thực hiện nhằm tạo sự đồng thuận giữa cơ quan Hải quan với doanh nghiệp, qua đó thực thi đúng chính sách pháp luật về hải quan.
* P.V:Xin cảm ơn bà!
Hà Duy (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.