Sẽ xử lý nghiêm hành vi đăng tải video nhảm nhí, giật gân trên mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng Bộ Công an - cho biết, đã nhận được chỉ đạo của Văn phòng Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý các video nhảm nhí trên mạng xã hội. Theo tướng Xô, thời gian qua, Bộ chỉ đạo thường xuyên các đơn vị, theo chức năng nhiệm vụ được giao, đấu tranh với các loại tội phạm, trong đó có tội phạm công nghệ cao.

 Hưng Vlog bị xử phạt vì đăng tải video “Troll em gái, em trai ăn nồi cháo gà nguyên lông và cái kết” lên kênh YouTube cá nhân. Nguồn: Sở TTTT Bắc Giang
Hưng Vlog bị xử phạt vì đăng tải video “Troll em gái, em trai ăn nồi cháo gà nguyên lông và cái kết” lên kênh YouTube cá nhân. Nguồn: Sở TTTT Bắc Giang


Trào lưu nhảm, độc

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xử lý những video có nội dung nhảm nhí, giật gân tràn lan trên mạng xã hội.

Thời gian qua không ít trường hợp đăng tải những video có nội dung nhảm nhí, giật gân đã bị các cơ quan chức năng xử lý.

Đơn cử, cách đây không lâu, một vlogger tên Nguyễn Văn Hưng (còn được gọi là Hưng Vlog, trú tại xóm Chùa, xã Xuân Hương, huyện Lạng Giang, Bắc Giang) đã bị xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng vì cho đăng tải trên kênh YouTube của mình video “Troll em gái, em trai ăn nồi cháo gà nguyên lông và cái kết”.

Nguyễn Văn Hưng không phải là trường hợp duy nhất phải nộp phạt sau những video nhảm nhí, giật gân. Cách đây khoảng 1 năm, Ngô Bá Khá (biệt danh là Khá Bảnh, SN 1993, trú tại Bắc Ninh) đã tung clip đập nát xe máy 70 triệu đồng, châm lửa đốt. Ngay sau video được đăng lên mạng xã hội, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Ninh cũng đã triệu tập và xử lý Khá Bảnh.

Cũng kiếm tiền từ trào lưu video nhảm, độc nhưng may mắn hơn chưa bị cơ quan chức năng “sờ gáy” là các kênh YouTube Hữu Bộ, Tiến Black, Quang Linh Vlogs, Trường Quân TQ97 Gaming, Khám phá Tây Nguyên quê tôi, Vĩnh Vớ Vẩn, Long Du Bai, Võ Ngọc Duy Troll...

Ở những kênh này, người xem có thể dễ dàng bắt gặp hàng loạt clip với lời lẽ dung tục cùng hành động thô bỉ như: Ăn sống sâu bọ, rắn rết; ăn nội tạng động vật khi vừa giết mổ xong; tự gây đau đớn các bộ phận trên cơ thể; trêu chọc, cợt nhả người lớn tuổi; đánh đấm, chửi rủa nhau; thử thách làm chó trong 24h...

Đáng báo động là phần lớn các clip dạng đó lại được đông đảo người trẻ hưởng ứng, chia sẻ, tương tác rất nhanh, thu về cả hàng triệu lượt xem, cùng với đó là khoản lợi nhuận khá lớn mà chủ kênh sẽ thu về.

Bộ Công an đã và sẽ xử lý nghiêm

Trao đổi với Lao Động về vấn đề này, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, đã nhận được chỉ đạo của Văn phòng Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý các video nhảm nhí. Theo tướng Xô, thời gian qua, bộ chỉ đạo thường xuyên các đơn vị, theo chức năng nhiệm vụ được giao, đấu tranh với các loại tội phạm, trong đó có tội phạm công nghệ cao.

Gần đây nhất, trung tuần tháng 8, Cục An ninh Chính trị nội bộ - A03 (Bộ Công an) đã triệu tập Bùi Xuân Huấn (tức Huấn “Hoa Hồng”) sau khi anh ta sử dụng tài khoản Facebook cá nhân, livestream vu khống cán bộ, công chức, thanh niên TPHCM sử dụng ma tuý.

Qua làm việc, A03 đã yêu cầu Huấn “Hoa Hồng” cung cấp bằng chứng, chứng minh 80% công chức, thanh niên ở TPHCM sử dụng ma tuý song anh ta không đưa ra được. A03 xác định, việc cung cấp thông tin sai sự thật trên mạng xã hội Facebook của Huấn đã xúc phạm uy tín, danh dự của thanh niên, công chức TPHCM.

Sau đó, A03 đã chuyển hồ sơ sang Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) TP.Hà Nội để tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Sau đó, Sở TTTT TP.Hà Nội đã ra quyết định xử phạt Huấn “Hoa Hồng” 7,5 triệu đồng, theo Điều 101, Nghị định số 15.

Nói về việc xử lý các video, clip nhảm nhí trên mạng xã hội theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thiếu tướng Trần Ngọc Hà - Cục trưởng Cảnh sát Hình sự cho biết, với các video, clip tuyên truyền phải căn cứ theo chức năng nhiệm vụ cụ thể. Bộ Công an cũng đã giao cho rất nhiều các lực lượng chức năng xem xét, xử lý nghiêm.

Nếu các video, clip có tính chất tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, thì các cơ quan an ninh sẽ làm; các video liên quan đến vi phạm thuần phong, mỹ tục hoặc quảng cáo thì do Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý.

Với những video liên quan đến xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc thông qua các clip này có dấu hiệu vi phạm pháp luật như: Quảng cáo các tệ nạn xã hội, kích động bạo lực… thì theo chức năng, Cục giao cho cảnh sát hình sự địa phương nắm bắt, xác minh để xử lý theo quy định pháp luật.


Ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TTTT) cho biết, Facebook hay YouTube đều là những mạng xã hội xuyên biên giới, do đó, điều quan trọng là phải xác định được chủ thể đăng tải (hoặc sở hữu) những đoạn clip vi phạm đó có ở Việt Nam hay không.

Việc vi phạm có thể gồm các mức khác nhau, từ những thông tin xấu độc sai sự thật cho đến các thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục và pháp luật Việt Nam… “Trong trường hợp chủ thể sở hữu ở Việt Nam, việc xử lý các clip vi phạm sẽ khá thuận lợi, thường là yêu cầu gỡ bỏ clip, kèm xử phạt hành chính” - ông Phúc nói.

Theo Cục trưởng Lưu Đình Phúc, hiện tại, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã thiết lập kênh phối hợp với Facebook và Google để xử lý những thông tin, clip vi phạm. Và các nền tảng mạng xã hội này cũng tỏ ra rất hợp tác.

https://laodong.vn/phap-luat/se-xu-ly-nghiem-hanh-vi-dang-tai-video-nham-nhi-giat-gan-tren-mang-842868.ldo

Theo Long Nguyễn - Việt Dũng (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(GLO)- Ngày 11-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có Công văn số 1269/STC-QLNS về việc đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết tỉnh Preah Vihear

Đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết tỉnh Preah Vihear

(GLO)- Tiếp tục chuyến công tác tại Vương quốc Campuchia, sáng 10-4, Đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Gia Lai do đồng chí Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết tỉnh Preah Vihear nhân dịp Tết Cổ truyền Chol Chnam Thmay.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.