Sáp nhập Quảng Ngãi, Kon Tum: Hỗ trợ thuê nhà cho công chức, viên chức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi sáp nhập 2 tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có diện tích gần 15.000 km2, là một trong các tỉnh có diện tích tự nhiên rộng nhất cả nước.

Ngày 28.4, tại kỳ họp thứ 33 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII (nhiệm kỳ 2021 - 2026), các đại biểu dự họp đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi và nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi.

Bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi (bên trái) chủ trì kỳ họp thứ 33 HĐND tỉnh Quảng Ngãi
Bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi (bên trái) chủ trì kỳ họp thứ 33 HĐND tỉnh Quảng Ngãi

Sau kỳ họp này, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ hoàn chỉnh hồ sơ đề án trình Bộ Nội vụ, Chính phủ và các cơ quan Trung ương quyết định trước ngày 1.5.

Theo đó, khi hợp nhất 2 tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có diện tích tự nhiên gần 15.000 km2 (có diện tích lớn sau các tỉnh: Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk và Nghệ An), dân số hơn 2,1 triệu người, với 96 đơn vị hành chính, có 43 dân tộc sinh sống, đa dạng về bản sắc văn hóa.. Tỉnh Quảng Ngãi mới giáp với các tỉnh, thành: Đà Nẵng, Gia Lai; Sekong, Attapeu (Lào) và Ratanakiri (Campuchia).

Sau sáp nhập, tỉnh Quảng Ngãi nhập nguyên trạng các đơn vị hành chính cấp tỉnh của Kon Tum và Quảng Ngãi, trong đó có 4 ban giúp việc HĐND; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND 2 tỉnh; nhập nguyên trạng 14 cơ quan chuyên môn và 1 tổ chức hành chính.

Theo thống kê, công chức cấp tỉnh Quảng Ngãi là 1.124 biên chế, viên chức 5.428 biên chế. Còn tỉnh Kon Tum có biên chế công chức là 1.140 người, viên chức 3.650 người. Trong 5 năm đến, sẽ giảm tối thiểu 20% cán bộ, công chức, viên chức (trừ giáo dục và y tế) so với hiện nay.

Đáng chú ý, khi sáp nhập 2 tỉnh nói trên, Phòng Ngoại vụ Quảng Ngãi sẽ sáp nhập với Sở Ngoại vụ Kon Tum, thành lập Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi. Trước đó, vào tháng 12.2024, Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi sáp nhập vào Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi. Như vậy, sau 4 tháng sáp nhập, Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi chuẩn bị được "hồi sinh".

Dòng sông Trà Khúc của tỉnh Quảng Ngãi
Dòng sông Trà Khúc của tỉnh Quảng Ngãi

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính hợp nhất 2 tỉnh Quảng Ngãi - Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ tính toán hỗ trợ tiền thuê nhà, phương tiện đi lại cho cán bộ, công chức, viên chức… khi làm việc tại trung tâm chính trị, hành chính Quảng Ngãi.

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh Kon Tum về trung tâm hành chính, chính trị tỉnh Quảng Ngãi mới làm việc, tỉnh Quảng Ngãi sẽ bố trí chỗ ở cho cán bộ, công chức thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi quản lý.

Các công chức, viên chức còn lại, dự kiến được hỗ trợ thuê nhà trong vòng 2 năm. Sau đó, sẽ có chính sách phù hợp hỗ trợ cho diện công chức, viên chức này.

Ông Trần Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết thêm tỉnh này còn bố trí các phương tiện đưa đón đi, về với cán bộ, công chức từ Kon Tum đến Quảng Ngãi làm việc.

Với học sinh là con em của cán bộ công chức nói trên, tỉnh Quảng Ngãi sẽ tiếp nhận và bố trí việc học ở các trường, cơ sở giáo dục ngay trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh Quảng Ngãi.

Theo Phạm Anh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đăk Djrăng: Điểm sáng trong công tác Hội và phong trào nông dân

Điểm sáng trong công tác Hội và phong trào nông dân

(GLO)- Góp phần thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Hội Nông dân xã Đăk Djrăng (huyện Mang Yang) đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức để nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần xây dựng địa phương phát triển.

Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số: Ưu tiên những vấn đề cấp thiết

Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số: Ưu tiên những vấn đề cấp thiết

(GLO)- Qua thực tế triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã đạt nhiều kết quả bước đầu, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân được cải thiện.

Chư Prông chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chư Prông chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng, từ đầu năm đến nay, tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn huyện Chư Prông được ngăn chặn có hiệu quả. Số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại được kéo giảm so với cùng kỳ năm trước.

Công an phường Diên Hồng: Nỗ lực phục vụ người dân làm căn cước và định danh điện tử

Công an phường Diên Hồng nỗ lực phục vụ người dân làm căn cước và định danh điện tử

(GLO)- Sau khi Công an TP. Pleiku giải thể, Công an phường Diên Hồng được bố trí làm điểm tiếp nhận thủ tục cấp căn cước và định danh điện tử cho người dân trên địa bàn thành phố. Dù chưa có cán bộ chuyên trách nhưng Công an phường đang nỗ lực hỗ trợ người dân, đảm bảo không gián đoạn, ngắt quãng.

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

(GLO)- Sau một thời gian gần như bị lãng quên, nhiều người có xu hướng quay trở lại nghe nhạc bằng băng cassette. Với họ, đây không chỉ là phương tiện để nghe nhạc, mà còn là nơi để tìm lại ký ức của một thời đã qua.