Sản lượng điện sản xuất của Gia Lai trong 9 tháng ước đạt 8.219 triệu kWh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 9 tháng năm 2023, sản lượng điện sản xuất trên địa bàn ước thực hiện hơn 8.219 triệu kWh, đạt 68,2% kế hoạch, tăng 3,1% so với cùng kỳ.

Vận hành trạm biến áp 500 kV Pleiku. Ảnh: Vũ Thảo
Vận hành trạm biến áp 500 kV Pleiku. Ảnh: Vũ Thảo

Theo đánh giá, nhờ thời tiết thuận lợi nên các nhà máy thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời đã phát huy công suất hoạt động, từ đó làm tăng sản lượng điện sản xuất trên địa bàn tỉnh. Sản lượng điện sản xuất tăng đã góp phần vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, trong đó công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt ước đạt hơn 8.159 tỷ đồng.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 60 dự án thuỷ điện được quy hoạch, với tổng quy mô công suất 2.330,89 MW (trong đó 49 dự án đang vận hành với công suất 2.251,69 MW); 2 dự án điện sinh khối đã vận hành với quy mô công suất 129,6 MW; 9 dự án điện mặt trời với quy mô công suất 787 MWp, tương đương công suất 630 MW (trong đó có 2 dự án đang vận hành với công suất 84 MWp); 17 dự án điện gió, với tổng quy mô công suất 1.242,4 MW (trong đó có 8 dự án điện gió đang vận hành với tổng công suất 546,2 MW, 3 dự án điện gió được công nhận vận hành thương mại một phần dự án với tổng công suất 113,2 MW). Ngoài ra, còn có 3.248 hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất hơn 603 MWp.

Có thể bạn quan tâm

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.