Sai phạm tại CDC Khánh Hòa: Các bị cáo gây thiệt hại 16 tỉ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sáng nay (9-4), TAND tỉnh Khánh Hòa xét xử 6 bị cáo trong vụ án hình sự "vi phạm qui định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" tại CDC Khánh Hòa khi mua kit xét nghiệm COVID-19 với thiệt hại gần 16 tỉ đồng.

6 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa (CDC Khánh Hòa) gồm: ông Huỳnh Văn Dõng, giám đốc; Trần Quốc Huy, Trưởng phòng Tổ chức-hành chính và Phan Phương Ngọc, nhân viên Khoa Dược - Vật tư y tế CDC Khánh Hòa.

3 bị cáo còn lại là Nguyễn Trường Giang, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Công nghệ ứng dụng VN (VNDAT); Nguyễn Thị Thúy, Giám đốc Phòng Dự án VNDAT (đều ở Hà Nội) và Cao Văn Cường, chủ hộ kinh doanh cơ sở Phong Phú (thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa).

Trong đó, bị cáo Giang và Thúy có đơn xin vắng mặt.

Theo cáo trạng, từ năm 2020-2021, khi tổ chức đấu thầu mua sắm các loại hàng hóa, kit xét nghiệm và vật tư y tế để phòng dịch COVID-19, những người này đã thông đồng, cấu kết thực hiện các sai phạm, vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại về tài sản nhà nước tổng số tiền hơn 15,97 tỉ đồng.

Ông Huỳnh Văn Dõng lãnh đạo cao nhất, quản lý chung mọi mặt của CDC Khánh Hòa đồng thời là Tổ trưởng Tổ chuyên gia đấu thầu, đã ký phê duyệt toàn bộ quyết định để tổ chức thực hiện các gói thầu.

Phiên tòa sáng 9-4

Bị cáo Huỳnh Văn Dõng - cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa

Bị cáo Huỳnh Văn Dõng - cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa

Cụ thể, khi tổ chức đấu thầu, mua sắm hàng hóa, vật tư y tế chống dịch COVID-19, Dõng và Huy đã thông đồng với Thúy và Giang làm trái quy định pháp luật để VNDAT trúng 5 gói thầu cung cấp các bộ hóa chất chiết tách IVD (bao gồm cả kit xét nghiệm kèm theo), với tổng giá trị 14,215 tỉ đồng.

Theo kết luận giám định của cơ quan điều tra, giá bán mua các bộ hóa chất xét nghiệm theo 5 gói thầu do VNDAT cung cấp cao hơn giá thị trường tại cùng thời điểm, giúp VNDAT hưởng lợi bất hợp pháp, gây thiệt hại tài sản nhà nước với tổng số tiền hơn 9,85 tỉ đồng.

Trong khi đó, cơ sở Phong Phú do Cao Văn Cường làm chủ hộ kinh doanh đã sử dụng thông tin, hồ sơ giả mạo để tham gia đấu thầu và cũng đã được CDC Khánh Hòa xét trúng thầu 37 gói thầu, tổng trị giá hơn 17,3 tỉ đồng. Cường đã hưởng lợi bất hợp pháp, gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 4,178 tỉ đồng.

Công ty CP Dược phẩm Tường Khuê (phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cũng đã được CDC Khánh Hòa phê duyệt trúng 21 gói thầu cung cấp hàng hóa, vật tư chống dịch COVID-19, tổng giá trị hơn 19,51 tỉ đồng.

Trong đó, 4 gói thầu mà Phan Ngọc Phương (nhân viên Khoa Dược - Vật tư y tế) được giao thực hiện thủ tục, hồ sơ đấu thầu đã can thiệp, "tạo điều kiện" trái pháp luật để Công ty Tường Khuê trúng thầu, hưởng lợi bất hợp pháp, gây thiệt hại cho nhà nước gần 1,94 tỉ đồng.

Trong quá trình điều tra, 6 bị can nêu trên và những người liên quan cùng 8 cán bộ, nhân viên CDC Khánh Hòa đã nộp lại toàn bộ số tiền "cám ơn" trúng thầu đã nhận, tiền hưởng lợi bất hợp pháp và tự nguyện bồi thường thiệt hại tổng cộng tới 22,11 tỉ đồng.

Riêng Huỳnh Văn Dõng nộp tổng cộng 3,9 tỉ đồng, gồm tiền "cám ơn" trúng thầu đã nhận 1,9 tỉ đồng và tự nguyện nộp thêm 2 tỉ đồng để bồi thường thiệt hại.

Có thể bạn quan tâm

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị số 40-CT/TW:

Va chạm với container, 2 mẹ con tử vong

Va chạm với container, 2 mẹ con tử vong

Chiếc xe máy do chị N.T.L (42 tuổi, ở Hải Phòng) điều khiển chở theo con trai bất ngờ va chạm với container di chuyển cùng chiều tại nút giao Đặng Kinh - Đình Vũ (Hải An, Hải Phòng) khiến cả hai người trên xe máy ngã xuống đường, bị ô tô đầu kéo đâm trúng dẫn đến tử vong. 

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

E-magazineQuy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ, KẾT CẤU HẠ TẦNG, PHÂN BỔ ĐẤT ĐAI…

Chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu cung cấp bản sao chứng thực khi thực hiện thủ tục hành chính

Chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu cung cấp bản sao chứng thực khi thực hiện thủ tục hành chính

(GLO)- Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai vừa thông báo đến các sở, ban, ngành, địa phương về triển khai văn bản của Văn phòng Chính phủ liên quan đến việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu cung cấp bản sao chứng thực từ bản chính khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC).