Quốc gia nào đang là “chủ nợ” lớn nhất thế giới?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lần đầu tiên sau 34 năm, Nhật Bản không còn là quốc gia nắm giữ vị thế chủ nợ lớn nhất thế giới, khi bị Đức vượt qua về quy mô tài sản ròng ở nước ngoài. Đây là một cột mốc đáng chú ý, diễn ra trong bối cảnh tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật vẫn tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2024.

666c2ad146ab19008e452e1d0ca23a2e.jpg
Đồng Yên mệnh giá 5.000 và 10.000 của Nhật Bản. (Ảnh: Internet)

Đức vươn lên vị trí đầu bảng nhờ thặng dư tài khoản vãng lai lớn, đạt 248,7 tỷ euro trong năm 2024, phần lớn nhờ hiệu suất thương mại mạnh mẽ.

Trong khi đó, theo dữ liệu do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố hôm 27/5, tổng tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật Bản vào cuối năm 2024 đạt 533.050 tỷ yen (khoảng 3.700 tỷ USD), tăng khoảng 13% so với năm trước đó. Tuy nhiên, quốc gia này đã chính thức mất vị thế là chủ nợ lớn nhất thế giới lần đầu tiên kể từ năm 1991, dù tài sản ròng ở nước ngoài vẫn tăng lên mức cao kỷ lục, một phần do đồng Yên yếu đi.

statictttckinhtedothivn-zoom-100.jpg
Thống kê cho thấy tài sản ròng ở nước ngoài của Đức vượt qua Nhật Bản năm 2024 (Ảnh: Bộ Tài chính Nhật Bản)

Về thứ hạng quốc gia, Nhật Bản hiện xếp thứ hai trong danh sách các nước sở hữu tài sản ròng ở nước ngoài lớn nhất thế giới, trong khi Trung Quốc giữ vị trí thứ ba với 516,28 nghìn tỷ Yên.

Về nợ ròng, Mỹ tiếp tục là quốc gia có nghĩa vụ nợ ròng cao nhất, lên tới 4.109,26 nghìn tỷ Yên, cho thấy quy mô nợ nước ngoài lớn hơn nhiều so với lượng tài sản quốc tế mà quốc gia này nắm giữ.

Việc để mất vị thế chủ nợ số một thế giới không chỉ mang tính biểu tượng mà còn phản ánh những thay đổi căn bản trong cấu trúc tài chính toàn cầu mà Nhật Bản cần ứng phó một cách thận trọng.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, ông Katsunobu Kato, tỏ ra không lo lắng trước sự thay đổi này:

“Tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật Bản vẫn đang tăng đều, thứ hạng đơn thuần không nên được xem là dấu hiệu cho thấy vị thế của Nhật Bản đã thay đổi đáng kể.”

Theo ông Daisuke Karakama, nhà kinh tế trưởng về thị trường tại Ngân hàng Mizuho, việc Nhật Bản ngày càng chuyển hướng sang các khoản đầu tư trực tiếp thay vì chứng khoán nước ngoài khiến việc rút vốn nhanh khi có rủi ro trở nên khó khăn hơn.

Trong thời gian tới, hướng đi của dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản sẽ phụ thuộc nhiều vào việc các doanh nghiệp có tiếp tục mở rộng chi tiêu ở nước ngoài, đặc biệt là tại Mỹ hay không.

Trong bối cảnh chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump đang có hiệu lực, một số công ty có thể cân nhắc chuyển dịch sản xuất hoặc tài sản sang Mỹ để giảm rủi ro liên quan đến thương mại./.

Có thể bạn quan tâm

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

null