Quan tâm chăm sóc nạn nhân chất độc da cam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Gia Lai hiện có 13.000 người bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, trong đó, 6.225 người là nạn nhân trực tiếp và 6.747 người bị nhiễm gián tiếp. Trong số này có 2.004 đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước, trong đó có 1.174 đối tượng bị phơi nhiễm trực tiếp và 830 đối tượng bị phơi nhiễm gián tiếp.

Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 108 tổ chức Hội ở xã, phường, thị trấn; 434 chi hội ở thôn, làng, tổ dân phố. Nhìn chung, các cấp Hội đã từng bước nâng cao chất lượng, ngày càng chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác, đem lại hiệu quả thiết thực. Thường trực Hội, Trung tâm Nuôi dưỡng và Phục hồi chức năng bán trú nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã tổ chức khảo sát, vận động đối tượng đi xông hơi giải độc tại các huyện, thị xã: Chư Sê, Krông Pa, Ia Pa, Ayun Pa, Kbang, An Khê, Đak Pơ và Mang Yang. Kết quả, đã tổ chức được 9 đợt xông hơi giải độc cho 165 nạn nhân, nuôi dưỡng thường xuyên 15-20 cháu tại Trung tâm và hỗ trợ nuôi dưỡng tại gia đình 10 cháu.

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Sê trao bò sinh sản cho gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Trần Dung

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Sê trao bò sinh sản cho gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Trần Dung

Trong công tác vận động nguồn lực, đến nay, toàn tỉnh đã vận động ủng hộ vào Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh với số tiền gần 2,45 tỷ đồng, trong đó, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh vận động được 752 triệu đồng; Hội các huyện, thị xã, thành phố vận động gần 1,698 tỷ đồng. Mặt khác, từ nguồn Quỹ Trung ương Hội giai đoạn 2016-2021, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Kbang và Đức Cơ đã hỗ trợ giúp 10 gia đình nạn nhân (10 triệu đồng/hộ, không lấy lãi trong 5 năm) để có thêm điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã tổ chức trao tặng 3 con bò sinh sản cho 3 gia đình nạn nhân ở huyện Đak Đoa, Đức Cơ và thị xã Ayun Pa; trao tặng 15 xe lăn cho nạn nhân do Trung ương tài trợ. Đồng thời, tổ chức việc nuôi dưỡng tại cộng đồng; hỗ trợ vốn, tặng học bổng, thăm hỏi nạn nhân khi ốm đau với số tiền 538,87 triệu đồng; xây dựng 5 nhà ở (huyện Chư Sê 2 căn nhà, Phú Thiện 2 căn nhà, Đức Cơ 1 căn nhà) cho nạn nhân với số tiền 370 triệu đồng...

Năm 2023, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh tiếp tục củng cố tổ chức Hội các cấp, chú trọng phát triển hội viên, thành lập Hội ở xã, phường, thị trấn có đủ điều kiện và phát triển chi hội ở thôn, làng, tổ dân phố. Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp Hội, trong đó, phấn đấu thành lập 5-6 tổ chức Hội ở cơ sở, kết nạp 200-250 hội viên mới.

Cùng với đó, Thường trực Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh và Thường trực Hội các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các Hội Cựu chiến binh, Cựu thanh niên xung phong và các tổ chức xã hội, các sở, ban, ngành tiếp tục tuyên truyền về hiệu quả của xông hơi giải độc và tạo điều kiện cho các đối tượng nạn nhân chất độc da cam, người tham gia kháng chiến, người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng của tỉnh đi xông hơi giải độc, cải thiện sức khỏe. Duy trì nuôi dưỡng, phục hồi chức năng bán trú cho nạn nhân chất độc da cam và trẻ khuyết tật. Phấn đấu huy động đạt 2-2,5 tỷ đồng từ việc vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để hỗ trợ cho nạn nhân chất độc da cam làm mới, sửa chữa nhà, cho nạn nhân vay không lấy lãi để sản xuất, chăn nuôi, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, hỗ trợ điều trị bệnh hiểm nghèo. Thực hiện tốt việc nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho 30 cháu nạn nhân và trẻ em khuyết tật tại Trung tâm của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh và tại cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Các đảng viên, cán bộ, công chức xã Phú Cần sinh hoạt định kỳ hàng tuần việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Nam

Phú Cần áp dụng công nghệ số trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiệu quả, Đảng uỷ xã Phú Cần (huyện Krông Pa) đã áp dụng công nghệ thông qua phần mềm Kahoot (Phần mềm trắc nghiệm online miễn phí) và đã được đội ngũ cán bộ, công chức của xã đón nhận và hưởng ứng nhiệt tình.

Chuyện gùi hàng về căn cứ

Chuyện gùi hàng về căn cứ

(GLO)- Dốc An Toàn, dốc Ông Hương, đường Ông Dũng, dốc Thò Lò... là những địa danh mà ai đã từng tham gia gùi hàng từ Bình Định, Quảng Ngãi về căn cứ tỉnh Gia Lai trong kháng chiến đều không thể nào quên.

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.