Đam mê sáng chế, tạo nên máy phục vụ nông nghiệp hữu ích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với niềm đam mê sáng chế, ông Bùi Văn Sanh (SN 1962, ở khu phố Nhơn Thuận, phường Nhơn Thành, TX An Nhơn) đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy chẻ cọc tre uốn mai cảnh, mang lại năng suất, hiệu quả cao.

Với niềm đam mê sáng chế, ông Bùi Văn Sanh (SN 1962, ở khu phố Nhơn Thuận, phường Nhơn Thành, TX An Nhơn) đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy chẻ cọc tre uốn mai cảnh, mang lại năng suất, hiệu quả cao.

Ông Sanh tâm sự: “Tôi đã từng trải qua rất nhiều công việc, từ làm nông nghiệp, thợ rèn, thợ cơ khí, chăn nuôi… Đi nhiều nơi, làm nhiều việc, tôi hiểu được nỗi vất vả của người nông dân chân lấm tay bùn, nhất là thiếu các thiết bị máy móc để phục vụ sản xuất. Từ đó tôi luôn trăn trở tìm tòi, nghiên cứu sáng chế các loại máy móc gắn liền với công việc hằng ngày của người nông dân”. 

Năm 2006, khi chứng kiến bà con nông dân ở địa phương trồng cây mai cảnh theo hướng sản xuất hàng hóa, nhưng thiếu cọc tre để uốn cây, ông Sanh cất công nghiên cứu, sáng chế ra máy chẻ, chuốt cọc tre. Từ ý tưởng ban đầu, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng mua các máy cũ để về độ chế, cải tiến lại theo ý tưởng riêng của mình. 

Ông Sanh sản xuất cọc tre từ thiết bị do mình sáng chế. Ảnh: N.H

Ông Sanh sản xuất cọc tre từ thiết bị do mình sáng chế. Ảnh: N.H

Chính nhờ sự sáng tạo của mình, chỉ trong thời gian ngắn, hệ thống máy móc chẻ, chuốt cọc tre của ông Sanh được vận hành trơn tru và bắt đầu đi vào hoạt động, đem lại năng suất, hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu trồng mai cảnh của người dân.

“Hiện tại, mỗi ngày cơ sở của tôi sản xuất từ 12.000 - 13.000 cọc tre để cung cấp cho người trồng mai tại địa phương và các vùng lân cận; tạo việc làm ổn định cho 10 lao động ở địa phương với mức lương từ 6 - 7  triệu đồng/người/tháng. Sau khi trừ mọi chi phí sản xuất, mỗi năm tôi thu lợi hơn 300 triệu đồng”, ông Sanh cho biết.

Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, ông Sanh còn nhiệt tình hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật, máy móc cho 5 hộ, cho 4 hộ mượn 80 triệu đồng không lấy lãi để đầu tư phát triển sản xuất, giúp các hộ giảm nghèo bền vững.

Chủ tịch Hội Nông dân phường Nhơn Thành Nguyễn Hồng Thu nhận xét, thiết bị máy chẻ, chuốt cọc tre do ông Sanh sáng chế phù hợp với nhu cầu thực tiễn, được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất, nông dân địa phương đánh giá rất cao. Năm 2024, sản phẩm này đã đoạt giải nhì Hội thi Sáng tạo nhà nông do Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở KH&CN tổ chức. Nhiều năm liền, ông Sanh được Hội Nông dân thị xã tặng giấy khen về thành tích sản xuất, kinh doanh giỏi. 

N.HÂN

Có thể bạn quan tâm

Thủ lĩnh của làng

Thủ lĩnh của làng

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

(GLO)- Sau 3 năm triển khai Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp hỗ trợ thành lập 14 HTX và 16 tổ hợp tác/tổ liên kết do phụ nữ quản lý.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

(GLO)- Đều đặn 4 giờ 30 phút sáng mỗi ngày, các thành viên của nhóm Bếp Thiện Nguyện Gia Lai (số 56A, đường Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku) lại nhóm lửa nấu nướng và trao từng suất cơm, cháo nóng đến tận tay những mảnh đời kém may mắn.

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

(GLO)- Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai, tính đến chiều 26-6, toàn tỉnh đã khởi công xây mới và sửa chữa 8.090 căn nhà (đạt 99,88% so với kế hoạch), trong đó xây mới 6.575 căn và sửa chữa 1.515 căn. Đến nay, toàn tỉnh có 7.406 căn nhà đã hoàn thành, đạt 91,43%.

null