Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai bồi dưỡng “Kỹ năng sáng tạo phóng sự truyền hình nâng cao”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Sáng 28-9, tại phim trường lớn Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng “Kỹ năng sáng tạo phóng sự truyền hình nâng cao” năm 2024.

Các đại biểu dự khai mạc lớp bồi dưỡng “Kỹ năng sáng tạo phóng sự truyền hình nâng cao”. Ảnh: Ngọc Minh

Các đại biểu dự khai mạc lớp bồi dưỡng “Kỹ năng sáng tạo phóng sự truyền hình nâng cao”. Ảnh: Ngọc Minh

Dự khai mạc lớp bồi dưỡng “Kỹ năng sáng tạo phóng sự truyền hình nâng cao” có các ông: Võ Hoàng Bình-Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Huỳnh Kiên-Tổng Biên tập Báo Gia Lai, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh; Đặng Huy Cường-Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh; Trần Quốc Anh-Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh cùng 70 học viên là lãnh đạo phòng chuyên môn, hội viên, phóng viên, biên tập viên, biên dịch viên của các cơ quan báo chí tỉnh, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian 2 ngày (28 và 29-9), các học viên sẽ được Nhà báo Nguyễn Phú Huân-Quản trị nội dung, Tổ chức sản xuất, Biên tập viên chuyên ngành truyền hình, nội dung số Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, Đài Tiếng nói Việt Nam VOV (Giảng viên kiêm chức của Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam) truyền đạt kiến thức, hướng dẫn kỹ năng sáng tạo phóng sự truyền hình nâng cao và tích hợp phân phối trên nền tảng số.

Các nhóm học viên thảo luận kỹ năng quay phim, sử dụng phần mềm hỗ trợ sản xuất phóng sự/video. Ảnh: Ngọc Minh

Các nhóm học viên thảo luận kỹ năng quay phim, sử dụng phần mềm hỗ trợ sản xuất phóng sự/video. Ảnh: Ngọc Minh

Thông qua lớp bồi dưỡng, các học viên được trang bị kỹ năng quay phim, sử dụng phần mềm hỗ trợ sản xuất phóng sự/video. Đặc biệt là kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động để sản xuất phóng sự ngắn cho bản tin truyền hình, video trên nền tảng số... nhằm đảm bảo yếu tố thời sự và tối ưu chi phí sản xuất, nhân sự thực hiện.

Cùng với đó, học viên còn được tìm hiểu những điểm khác nhau cơ bản giữa sản xuất phóng sự truyền hình truyền thống và video trên nền tảng số; kỹ năng tư duy đề tài cho phóng sự trên truyền hình và nền tảng số, tích hợp các kỹ năng phân phối video trên nền tảng số; xu hướng cập nhật thông tin của khán, thính giả hiện nay nhằm đưa ra những thay đổi phù hợp, giúp tăng sức hấp dẫn, tăng lượt xem cho phóng sự/video trên nền tảng số của các cơ quan báo chí, phù hợp với xu hướng làm báo hiện đại.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.