Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai bồi dưỡng “Kỹ năng sáng tạo phóng sự truyền hình nâng cao”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

Sáng 28-9, tại phim trường lớn Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng “Kỹ năng sáng tạo phóng sự truyền hình nâng cao” năm 2024.

Các đại biểu dự khai mạc lớp bồi dưỡng “Kỹ năng sáng tạo phóng sự truyền hình nâng cao”. Ảnh: Ngọc Minh

Các đại biểu dự khai mạc lớp bồi dưỡng “Kỹ năng sáng tạo phóng sự truyền hình nâng cao”. Ảnh: Ngọc Minh

Dự khai mạc lớp bồi dưỡng “Kỹ năng sáng tạo phóng sự truyền hình nâng cao” có các ông: Võ Hoàng Bình-Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Huỳnh Kiên-Tổng Biên tập Báo Gia Lai, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh; Đặng Huy Cường-Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh; Trần Quốc Anh-Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh cùng 70 học viên là lãnh đạo phòng chuyên môn, hội viên, phóng viên, biên tập viên, biên dịch viên của các cơ quan báo chí tỉnh, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian 2 ngày (28 và 29-9), các học viên sẽ được Nhà báo Nguyễn Phú Huân-Quản trị nội dung, Tổ chức sản xuất, Biên tập viên chuyên ngành truyền hình, nội dung số Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, Đài Tiếng nói Việt Nam VOV (Giảng viên kiêm chức của Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam) truyền đạt kiến thức, hướng dẫn kỹ năng sáng tạo phóng sự truyền hình nâng cao và tích hợp phân phối trên nền tảng số.

Các nhóm học viên thảo luận kỹ năng quay phim, sử dụng phần mềm hỗ trợ sản xuất phóng sự/video. Ảnh: Ngọc Minh

Các nhóm học viên thảo luận kỹ năng quay phim, sử dụng phần mềm hỗ trợ sản xuất phóng sự/video. Ảnh: Ngọc Minh

Thông qua lớp bồi dưỡng, các học viên được trang bị kỹ năng quay phim, sử dụng phần mềm hỗ trợ sản xuất phóng sự/video. Đặc biệt là kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động để sản xuất phóng sự ngắn cho bản tin truyền hình, video trên nền tảng số... nhằm đảm bảo yếu tố thời sự và tối ưu chi phí sản xuất, nhân sự thực hiện.

Cùng với đó, học viên còn được tìm hiểu những điểm khác nhau cơ bản giữa sản xuất phóng sự truyền hình truyền thống và video trên nền tảng số; kỹ năng tư duy đề tài cho phóng sự trên truyền hình và nền tảng số, tích hợp các kỹ năng phân phối video trên nền tảng số; xu hướng cập nhật thông tin của khán, thính giả hiện nay nhằm đưa ra những thay đổi phù hợp, giúp tăng sức hấp dẫn, tăng lượt xem cho phóng sự/video trên nền tảng số của các cơ quan báo chí, phù hợp với xu hướng làm báo hiện đại.

Có thể bạn quan tâm

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-10, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Gia Lai, Hội CTĐ huyện Chư Sê phối hợp với Hội CTĐ cụm thi đua số 1 (trực thuộc Hội CTĐ TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình công tác xã hội nhân đạo, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng và tặng quà cho học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Chư Sê.

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

(GLO)- Tuy gia cảnh nghèo khó nhưng vợ chồng anh Rơ Lan Ky (SN 1991), chị Kpuih Krak (SN 1994, ở làng Grôn, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vẫn mở rộng vòng tay cưu mang bé gái bị bỏ rơi. Đã hơn 3 năm trôi qua, họ vẫn chăm bẵm nuôi nấng cháu bé như con mình.

Đã nghèo còn gặp tai ương

Đã nghèo còn gặp tai ương

(GLO)- Ở tuổi 60, ông Võ Văn Nhị (thôn Tiên Sơn 1, xã Tân Sơn, TP. Pleiku) vẫn phải lặn lội hàng chục cây số để làm thợ hồ. Rồi tai ương bất ngờ ập đến sau vụ sập giàn giáo. Tuy giữ được mạng sống nhưng ông Nhị phải nằm liệt ở bệnh viện, cuộc sống gia đình đã cơ cực nay lại càng thêm khó.