Áo mới mùa thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Hình như không ai trong chúng ta có thể sống mà thiếu vắng một hồi ức, nhất là hồi ức đẹp.

Khi tháng 9 cận kề cho mưa bớt ngút ngàn trên phố, chẳng ai nhắc ai, cứ nhủ thầm trong dạ những hình dung xa vắng về tuổi ấu thơ trước ngày tựu trường xôn xao bút vở. Như thể chỉ có điều ấy là thứ ánh sáng xuyên thấu được miền biên của thời gian.

Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG

Tôi không biết ai (và tự bao giờ) đã khoác cho tháng 9 cái màu vàng lóng lánh xưa nay. Và lẽ nào tháng 9 cũng tình cờ được chọn để vang dậy tiếng trống trường sau một mùa hè “khắc nỗi nhớ lên cây”.

Nhưng đúng thật là, thời điểm này rất hữu duyên cho một sự khởi đầu mạnh mẽ. Nắng đã ửng trên từng áng lá. Những buổi sáng dần quang đãng, dẫu ban chiều đôi khi vẫn còn vương vít vài cơn mưa già hạt. Những rã mục lá cành đã gửi về tận cuối mùa đông. Tháng ngày cứ chín dần như quả. Không khí này, ai yêu văn chương có khi lại muốn trở thành một đứa trẻ biết làm thơ, hoặc ngẫu hứng ngâm nga: “Cô dạy em tập viết/Gió đưa thoảng hương nhài/Nắng ghé vào cửa lớp/Xem chúng em học bài”.

Thế mà, giữa mùa thu vàng mơ ấy, chợt một lần tôi thèm nhớ màu áo trắng xa xưa. Thời tiểu học, tôi học ở một điểm trường được xây cất ngay trong thôn xóm. Nhà có ba chị em gái đều đang tuổi đến trường, thế nên mẹ phải phụ cha gồng gánh bằng những chuyến xe rong ruổi bán hàng vào tận làng xa, những ngôi làng sát kề chân núi. Năm bảy đồng lời không thấm vào đâu, cơm áo co kéo luôn luôn nên làm gì có chuyện mùa khai trường nào cũng được may áo mới.

Tôi nhớ, mỗi năm mẹ gần như chỉ đủ tiền một lần may áo cho con. Gần Tết, mấy chị em tôi lại háo hức chờ bộ quần xanh áo trắng. Là quần xanh áo trắng mặc vui Tết chứ không phải áo phông, quần kiểu đủ sắc đủ màu. Mẹ không nói ra nhưng tôi biết, may như thế cốt là để tiện mặc luôn trong những ngày đi học. Thành thử, mùa xuân hay mùa thu cũng đều mang trên mình áo trắng.

Áo chị chật thì dành lại cho em. Cứ thế, cứ thế, cho đến tận ngày tôi hóa cô nữ sinh tha thướt một tà áo dài vào lớp phổ thông. Và kể từ đó, mẹ cũng làm lụng nhiều hơn.

Hẳn phải có người sống với rất ít dự tính cho tương lai nhưng lại sống quá nhiều với những hoài niệm, như tôi. Cũng đúng thôi, sao lại không nhớ nhung cho được những gì đã làm nên hình vóc chúng ta hiện tại. Dù mỗi mùa đi nên là một mùa thay đổi. Mấy tấm áo trắng của tuổi thơ nghèo khó, tôi không còn giữ được chiếc nào. Có thể chúng đã sờn rách, đã lẫn vào đâu đó của tháng năm.

Những đường may trên áo đã sứt chỉ và bị mắc lại giữa một mùa thu cũ. Nhưng nếp áo đã thành một nếp tâm tư, một nếp riêng mang trong nguồn vui ký ức. Tôi nhớ về màu áo cũ xưa cũng là nghĩ về những bình minh xanh biếc mà mẹ đã gửi gắm cho chúng tôi cái ngày dắt đi may áo.

Tôi tự hỏi trong khúc luân vũ đời mình, khi đến một quãng xa nào đó, có phải chỉ có kỷ niệm mới là thứ gia tài đáng để ta gìn giữ. Bởi tôi tin, bên kỷ niệm chúng ta sẽ không bao giờ bị quên lãng. Còn ít hôm nữa là đến ngày hội khai trường, những đứa trẻ bây giờ chắc đã nhiều áo mới.

Ở cái thời mà con người dễ dàng được ăn mặc đủ đầy và đúng cách hơn, chợt nhiên tôi càng nhớ dáng áo xưa quá đỗi.

Một ngày đầu tháng 9, trong buổi sáng đặc biệt nhất của năm học mới, tôi sẽ trở dậy thật sớm để ướm lên mình bộ áo dài đã ủi sẵn từ đêm hôm trước. Những ô cửa trời xanh đang chờ, bao trò nhỏ tíu tít nói cười khoe áo mới đang chờ, cả hàng cây trên sân trường lạo xạo tiếng reo của gió và bài giảng nào đã ấp ủ tự lâu. Tất cả sẽ đón tôi vào một mùa thu mới.

Khi ngồi viết những dòng này trong ngôi nhà nhỏ mà thênh thang ký ức, tôi nghĩ đến những câu thơ đầy thương mến trong bài “Áo cũ” của nhà thơ Lưu Quang Vũ. “Hãy biết thương lấy những manh áo cũ/Để càng thương lấy mẹ của ta/Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống/Những gì trong năm tháng trôi qua”.

Đúng là có những tấm áo đã theo ta “qua mùa qua tháng”, để trong những rực rỡ lạ kỳ của đời sống mới, ta vẫn không nguôi niềm nhớ. Tháng 9 sẽ trong sáng hiền hòa như một tấm gương nhỏ sau mưa, rọi bừng không gian núi đồi thanh vắng. Tôi thường không dám hy vọng điều gì quá tốt lành sẽ đến nhưng cứ hẹn vậy để đời mình còn có một niềm mong…

Có thể bạn quan tâm

Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Thương những bờ xanh

Thương những bờ xanh

(GLO)- Từng có những bờ xanh thật xanh, mãi cứ ngời biếc ở một khoảng nào đó trong tâm thức chúng tôi, những đứa trẻ đã từng lớn lên giữa trong lành xa xưa ấy.
Nhà

Nhà

(GLO)- Bạn từ phố về quê chơi. Suốt đêm đầu tiên, tôi nghe tiếng bạn trở mình, lục đục đi ra, đi vào. Sáng dậy, mắt bạn đỏ kè, ngồi uống cà phê còn ngâm nga câu: “Thức đêm mới biết đêm dài”.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Chờ mùa

Chờ mùa

(GLO)- Ông bà thường nói: Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy! Đó là khi trời oi bức, khô hanh, chứ lê rê mãi hoài món “đặc sản” mưa cao nguyên thì quả thực là... rát mặt. Thức dậy trong tiếng mưa rơi ràn rạt trên mái hiên sau một đêm chập chờn, hẳn là nhiều người sẽ có tâm trạng chờ mùa, chờ nắng.
Bao la tình mẹ

Bao la tình mẹ

Chị không thương con như cách những người mẹ khác hay làm, nhưng chị là một người mẹ vĩ đại. Đó là những gì mà tôi và nhiều người nhìn thấy ở chị- một người phụ nữ bị thiểu năng trí tuệ, yếu thế trong xã hội.
Thân thương quà tặng

Thân thương quà tặng

(GLO)- Tặng quà và nhận quà là một phần trong cuộc sống của mỗi người, trong mọi nền văn hóa. Dù ở hoàn cảnh khác nhau, món quà không giống nhau, nhưng tình cảm dành cho nhau luôn là điều đáng quý.
Nỗi lo mùa mưa

Nỗi lo mùa mưa

(GLO)- Hồi trước, vào những ngày mưa dầm, má tôi thường nhìn trời mà than: Mưa vầy đồng ngập nước hết, lúa hư lấy gì mà ăn đây!
Gác bếp ngày mưa

Gác bếp ngày mưa

Nhìn cơn mưa đổ xuống như trút mà hắn thở dài. Cả tháng nay mưa liên miên. Mưa lang thang qua những mái ngói nâu trầm, rỉ rả trong từng kẽ hở của thưng ván.
Sự chân thành

Sự chân thành

(GLO)- Sau khi bố mất, bạn tôi đưa mẹ lên thành phố sống cùng. Vì vốn quen với cuộc sống nông thôn, với anh em, hàng xóm láng giềng ở quê nên bà thường bảo buồn, muốn về nhà. Con cái động viên kiểu gì bà cũng không chịu ở.

Hoàng hôn Tây Nguyên

Hoàng hôn Tây Nguyên

(GLO)- “Người đã hẹn đi về phía núi/để thấy hàng thông châm lá vào chiều/khi nỗi nhớ gối lên hoàng hôn ngủ/ta thành ngọn đá chờ trông”. Văng vẳng bên tai mấy câu thơ trong bài “Đá núi” của tác giả Lữ Hồng, khi tôi đang lặng người ngắm hoàng hôn buông nơi núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.