Tháng Chạp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tháng Chạp, phố nghiêng mình trở lạnh. Thong dong cùng phố, tôi lại nhớ về ngày thơ bé.

Hồi ấy, ở quê tôi, có lẽ đứa trẻ nào cũng đều ngóng trông đến tháng Chạp. Tôi cũng thế. Vào độ tháng Chạp, chúng tôi được thưởng thức nhiều món ngon hơn, được ngồi canh nồi bánh chưng bên bếp lửa đỏ nồng cùng với những củ khoai lang nướng, rồi ba má dẫn đi chợ sắm sanh quần áo mới và vui hơn cả là chuẩn bị đón Tết.

thang-chap.jpg
Ảnh minh họa

Tôi nhớ, ngay từ đầu tháng Chạp, các gia đình, dòng họ đã tất bật chuẩn bị cho ngày chạp mả. Các bác, các chú cầm rựa dọn đường, dẫn đám con cháu vai vác cuốc để dọn cỏ, tiếng í ới, cười nói rộn ràng trong các con ngõ nhỏ, nhanh chóng tỏa ra các ngọn đồi xung quanh. Các ngôi mộ của ông bà, người thân được dọn sạch cỏ, đắp cho đầy đặn, những nén hương được thắp lên…

Họ Võ chúng tôi thường có 3 nhóm đi dọn cỏ và đắp mộ. Trong quá trình làm, chúng tôi thường được nghe các bác, các chú kể cho nghe về nguồn gốc của những ngôi mộ, kể về những người đã khuất. Vậy nên, đối với tôi, đó là ngày vui, hạnh phúc của con cháu khi được bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ ông bà, tổ tiên.

Tháng Chạp, những cơn mưa dầm dề đã chấm dứt nhường chỗ cho cái nắng ấm áp bao trùm khắp xóm làng, cây cối đâm chồi nảy lộc. Nơi góc sân nhà, vạt hoa vạn thọ bắt đầu cho nụ. Ở quê tôi ngày ấy, hoa vạn thọ rất được mọi người ưa chuộng, nhất là vào dịp Tết. Hầu như gia đình nào cũng trồng, có lẽ là bởi hoa vạn thọ biểu trưng cho sự tốt đẹp, cát tường, thể hiện cho sự sống dài lâu để hưởng phúc lộc.

Hoa có nhiều màu sắc, nhiều loại khác nhau. Ba tôi chuẩn bị sẵn giống, thường được treo ở giàn bếp, đợi đến 15 tháng 10 âm lịch thì ươm, chăm sóc, đợi đến dịp Tết sẽ cho hoa. Tết đến, cây đẹp nhất với bông dày sẽ được đánh vào một cái chậu để bài trí trước bàn thờ tổ tiên.

Những ngày tháng Chạp, bà con lối xóm tất tả ngược xuôi, chuẩn bị mọi thức để gia đình có một cái Tết ấm cúng. Ngày ấy, người dân quê tôi còn rất nghèo. Có khi chỉ vài chục phong bánh mứt, vài ký thịt heo, vài chiếc bánh chưng, bánh tét cũng là đủ cho một gia đình đón Tết.

Những đứa trẻ con như tôi thích nhất là được ba má sắm cho bộ quần áo mới. Ngày Tết, xúng xính trong bộ quần áo mới, đi ra, đi vào trước ngõ và khoe với bạn bè, chỉ có vậy thôi mà vui sướng vô cùng.

Tháng Chạp giờ đây nơi phố xá, vẫn cảnh rộn ràng, tấp nập. Phố như đông vui, nhộn nhịp hơn trong những ngày này. Thế nhưng, trong tôi gợi lên một nỗi niềm thật khó tả. Ký ức như những con sóng tuôn trào, muốn tìm về với tháng Chạp xưa.

Có thể bạn quan tâm

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Nẻo về tháng Tư

Nẻo về tháng Tư

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.