(GLO)- Đã không còn cảm giác giá buốt như độ tháng Chạp, nắng xuân bàng bạc gieo xuống lá cành, trời ấm áp hơn, nhưng vẫn se sắt mỗi sớm mai khi sương mù dùng dằng vấn vít. Xuân đã đượm, nhưng mùa đông dường như cũng chưa rời hẳn đi.
Năm nay, bước qua tháng Chạp tiết trời mới se lạnh. Cái lạnh dễ chịu, có chút hanh khô khiến tôi nhớ da diết những cái Tết hơn chục năm về trước - thuở còn độc thân.
(GLO)- Thời khắc Giao thừa đang đến rất gần! Đêm nay, Pleiku trở nên rộn ràng với sắc màu của những cờ hoa và từng dòng người hướng về Quảng trường Đại Đoàn Kết-nơi diễn ra Lễ hội giao thừa chào xuân Giáp Thìn 2024. Chương trình được tường thuật trực tiếp trên Báo Gia Lai điện tử.
(GLO)- Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho biết sẽ mở cửa miễn phí tại tất cả các di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế phục vụ khách tham quan trong 3 ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 3 Tết.
(GLO)- Những ngày tháng Chạp rộn ràng không khỏi khiến tác giả Bút Biển bâng khuâng nhớ về mùa Tết khó khăn xưa cũ. "Thương mẹ tháng Chạp xưa" là những dòng hồi ức về ngày giáp Tết đầy ắp nỗi lo toan của mẹ cho một cái Tết đủ đầy, trọn vẹn...
Từ ngày 21, 22 tháng Chạp, nhiều gia đình tới các nghĩa trang tại TP.HCM để tảo mộ và thắp nhang. Vì sao cứ tới cuối năm, trước Tết Nguyên đán, người Việt lại có phong tục này?
Dòng người, xe cộ trên phố hối hả cho kịp chuyến hàng, kịp công việc những ngày cuối năm, nghĩa trang hay xa hơn là vùng ngoại ô thành phố, nhiều người cũng bắt đầu chuyện giẫy mả (tảo mộ, theo cách gọi của người Nam bộ). Ngày 25 tháng chạp, ai đi xa cũng tự nhắc với lòng mình đến ngày tảo mộ ông bà.
(GLO)- Tết cận kề, cỏ cây tạo vật khoe sắc mới, xuân đã đến nơi nơi. Cảm giác người người, nhà nhà đang chạy đua với thời gian, tranh thủ những ngày ít ỏi tháng Chạp để có một cái Tết vui tươi, ấm áp, đủ đầy. Hình như ai cũng tất bật, chăm chỉ, siêng năng và cẩn thận hơn ngày thường.
(GLO)- Cuối tháng Chạp, những người làm nghề phục vụ Tết ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) căng mình chạy đua với thời gian như đếm ngược. Nhưng cũng có những nghề thưa vắng khách, dù mỗi năm đến hẹn chỉ một lần.
Cứ gần tới cuối năm, dương lịch là ngày bao nhiêu đôi khi má tôi quên bẵng mà chỉ nhớ ngày âm lịch. Chuyện này, ngày trước nội tôi cũng thế. Ngày nào nội cũng mấy bận lật lịch coi đi coi lại hôm nay là ngày mấy tháng Chạp rồi, để canh ngày mà lặt lá mai.
(GLO)- Những ngày cuối năm có thể chậm rãi với người này nhưng lại vội vã với người kia. Bởi có người muốn nấn ná với kỷ niệm Tết xưa, có người lại mong đợi điều gì đó tươi sáng hơn ở phía trước. Tôi biết “người già cần ký ức như người trẻ cần tương lai“. Dẫu thế, ai trong chúng ta cũng cần mùa xuân để nhớ nhung và hy vọng, để tha thiết sống.
(GLO)- Tôi có thói quen khoanh tròn vào tờ lịch bàn, đếm tỉ mỉ những vòng quay của thời gian trôi qua. Đang là những ngày tháng Chạp, là khoảng thời gian lưng chừng, là điểm nối giữa hai mùa đông-xuân.
Dù đủ đầy hay túng thiếu thì tháng chạp vẫn rộn ràng, vẫn khiến lòng có cảm giác nao nao. Khi làm mẹ, đã thấm thía bộn bề tháng chạp mới thấy thương mẹ hơn
Trong suy nghĩ của tôi, tháng chạp không đơn giản là tháng cuối cùng trong quỹ thời gian một năm, tháng chạp không dừng lại ở sự nôn nao tiễn cũ đón mới, tháng chạp trong tôi đặc biệt hơn, bởi tháng chạp thường về trong nỗi nhớ dáng mẹ tảo tần lo Tết cho con.