Nao nao tháng chạp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù đủ đầy hay túng thiếu thì tháng chạp vẫn rộn ràng, vẫn khiến lòng có cảm giác nao nao. Khi làm mẹ, đã thấm thía bộn bề tháng chạp mới thấy thương mẹ hơn.

Tháng chạp rất đặc biệt. Nó là tháng cuối cùng trong quỹ thời gian dằng dặc 12 tháng. Cũng không biết tự bao giờ, tôi đã có ý so sánh, dù hơi… khập khiễng, tháng chạp giống đứa con út trong gia đình. Cũng không biết tại sao, không biết ý nghĩ này có sai không nhưng tôi thấy thú vị, mỗi khi nghĩ về tháng chạp, tôi liên tưởng ngay đến hình ảnh mẹ thường xoa đầu em út xuýt xoa "được út nhờ, thua út chịu", rồi thấy tháng chạp cũng na ná vậy. Tháng chạp trọn vẹn, viên mãn khi những tháng trước công việc thuận buồm xuôi gió, gia sự bình yên. Và ngược lại, tháng chạp chật vật, lúng túng khi những tháng anh chị mọi sự không được gọn gàng, suôn sẻ. Nhưng có một điều chắc chắn, dù đủ đầy hay túng thiếu thì tháng chạp vẫn rộn ràng, vẫn khiến lòng có cảm giác nao nao.
 

 Minh họa: HOÀNG ĐẶNG
Minh họa: HOÀNG ĐẶNG


Luôn là như vậy, không rộn ràng nao nao không phải tháng chạp. Mỗi độ tuổi sẽ "nao nao" một kiểu. Người lớn không nôn nao mong Tết nhưng tâm lý vẫn muốn mọi thứ phải thật tươm tất trước khi cánh cửa năm cũ khép lại. Vì như thế nên ai cũng khẩn trương, sự khẩn trương dù thầm lặng đó vẫn là một biểu hiện của "nao nao tháng chạp".

Nhưng dễ nhận ra nhất là trẻ nhỏ, đầu trên xóm dưới, giữa sân trường, ở đâu cũng rộn ràng sôi nổi, đứa trẻ nào cũng nao nao gọi Tết.

Tháng chạp, ưu tiên số 1 của trẻ nhỏ là quần áo mới. Cá là không chỉ tôi mà trẻ con trong xóm đứa nào cũng vậy. Ríu ra ríu rít theo mẹ ra chợ lựa vải, chọn màu và hí hửng khi được dẫn đến cô thợ may. Đứng để lấy số đo mà sung sướng quá, ưỡn ngực hóp bụng để bị chị thợ may đập một phát vào mông bảo: "Đứng cho thẳng thớm lại coi!". Tháng chạp nao nao niềm vui áo mới. Vui cực kỳ, cứ trông ngóng để được hít thật sâu, thật mạnh mùi vải mới. Phấn chấn cười toe khi được ướm thử đồ mới và cứ hai ba bữa lại nao nao lén mẹ mở tủ thăm chừng. Nghĩ mắc cười, bộ đồ, dù biết chắc đang móc trong tủ nhưng cứ lén dòm, chị Hai trêu: "Cứ mở tủ miết, ăn trộm thấy coi chừng nó cuỗm mất á". Tôi cười bẽn lẽn. Hổng canh sao được. Đợi mãi đến Tết mới có bộ đồ mới mà.

Không chỉ đồ mới, mọi thứ của tháng chạp đều dễ dàng cho cảm giác nao nao. Nhìn những hàng gừng xanh mượt, nghĩ đến mùi thơm vừa ngọt vừa cay của chảo mứt gừng đang bắc trên lò than lại thấy bồn chồn. Không nén được sự nao nao, lật đật chạy vô nhà hỏi "Mẹ ơi, chừng nào nhà mình làm mứt gừng?". Chưa hết, mỗi buổi học về, đi ngang vườn hoa nhà cô Bốn, quan sát những cây hoa rồi nôn nao, cứ sợ hoa nở trật Tết nên đếm lay ơn đã được mấy lá. Tóm lại, tháng chạp, sự rộn ràng đã ở cảnh giới đỉnh điểm, nhìn góc nào cũng thấy chậm lụt rồi lòng dạ nao nao, trong đầu luôn có ý niệm chỉ sợ không kịp Tết…

Tháng chạp, dù năm đó mùa màng yên ổn hay thất bát thì cảm giác nao nao vẫn hiện diện trên gương mặt mỗi người tôi gặp, đặc biệt đọng nhiều trên những khuôn mặt trẻ thơ. Vậy đấy, đứa trẻ nào cũng nao nao ngóng Tết để khi tới tuổi làm mẹ, khi đã thấm thía bộn bề tháng chạp mới thấy thương mẹ hơn.

Theo Nguyễn Thị Bích Nhàn (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.