Mùa tát đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khoảng tháng 11 Âm lịch trở đi, mưa bão đã dứt, mùa vụ đã thu hoạch xong, thóc lúa đã được cất đặt tươm tất, rạ rơm cũng được vun đống gọn gàng. Gió đông bắt đầu hiu hiu luồn lách trên bãi bờ, đồng ruộng chỉ còn trơ gốc rạ, tiết trời làm cho nước ở các kênh rạch đầm hồ cạn dần, đó cũng là lúc người ta bắt đầu mùa tát đồng.
Mùa tát đồng không phải là một mùa vụ giống như mùa lúa, mùa khoai. Đó là khoảng thời gian chỉ kéo dài chừng một tháng sau khi thu hoạch lúa, nông dân dựa vào thời tiết tranh thủ thu hoạch cá tôm ở những kênh mương bao quanh đồng ruộng, nhưng không khí cũng đông vui nhộn nhịp chẳng kém so với những ngày thu hoạch lúa trước đó.
Bắt đầu từ những vũng, những đoạn mương nhỏ rồi đến những ao hồ, những đầm rộng lớn hơn. Chỗ diện tích nhỏ thì vài ba người, ở những chỗ đầm hồ rộng lớn có khi tập trung hàng chục, thậm chí hàng trăm người. Mỗi người mỗi việc, việc đầu tiên là tát cạn nước ở những nơi cần bắt cá tôm và việc cuối cùng tất nhiên là thu sản phẩm. Người lớn đánh bắt, phân loại và vận chuyển tôm cá lên bờ, đám trẻ con đeo giỏ lò dò phía sau nhặt nhạnh những gì còn sót lại. 
Vào những ngày ấy, bữa cơm thường có thêm đôi ba món rất ngon. Mẹ tôi chọn những con trê, con lóc to nhất làm món cá kho. Cá làm sạch, cắt khúc, bỏ trong niêu đất rồi ướp gia vị. Gia vị gồm rất nhiều thứ, nhưng không thể thiếu mấy lát riềng tươi, vài quả ớt hiểm và chút hạt tiêu Bắc (mắc khén).
Cá ướp gia vị để thật thấm, rồi nấu sôi liu riu trên lửa nhỏ cho đượm, khi nước còn săm sắp trên mặt cá thì đem vùi niêu cá vào đống trấu cháy ngun ngún, thường thì vùi như vậy từ đầu tối, sáng hôm sau mới lấy niêu cá ra. Khi ấy trấu đã cháy hết, những miếng cá chín chậm khô sắt lại, thấm gia vị thật đậm đà, những chiếc xương cũng mục nhừ có thể ăn luôn được.
Bát cơm gạo mới còn đượm hương rạ rơm nóng hổi xới ra, miếng cơm ăn cùng với miếng cá cay nồng vị của ớt, của tiêu, của riềng trong tiết trời rơm rớm gió đông, vừa ăn vừa hít hà, xuýt xoa mà như thấy cả vị mặn mòi của những giọt mồ hôi thấm đẫm trên từng thớ đất luống cày, rồi luênh loang, bồng bềnh trên đồng ruộng.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Dọc dài đất nước, nền văn hóa nông nghiệp tạo ra những nét tương đồng trong nếp sinh hoạt, lao động, ăn uống của con người. Có khác chăng chỉ là cách chế biến những món ăn ở mỗi vùng miền theo những cách riêng để tạo ra nét đặc trưng khu biệt.
Cũng trong tiết trời bắt đầu hanh hao bởi gió miền cao nguyên, ở những đoạn suối, quanh những đám ruộng trũng bắt đầu cạn nước, tôi thấy người dân cũng tập trung để bắt tôm, bắt cá. Đôi khi, tôi ghé đến, đứng xem và chờ mua cho bằng được một mớ cá thật tươi vừa mới vớt lên khỏi mặt nước, rồi đem về lụi cụi nấu lại mấy món khi xưa mẹ nấu. Tôi bỏ ra rất nhiều thời gian để nấu lại một món ăn, không hẳn vì nhu cầu ăn uống thường ngày, bởi giờ có lẽ, phần nhiều đã bão hòa dưỡng chất.
Thật khó tìm một lý do thật thỏa đáng cho những đắm đuối xa xưa cứ lẩn quất mãi ở hiện tại và có lẽ trong cả tương lai nữa. Nhưng cần gì phải có lý do rõ ràng, vì những điều chúng ta luôn đau đáu nhớ thương, chắc hẳn phải luôn là những điều mãi đẹp đẽ cất giữ ở trong lòng.
Tôi vẫn có thói quen lang thang một mình vào những lúc nhàn rỗi, nhiều khi như vô định. Phố nhỏ của tôi, làng nằm trong phố, ruộng đồng cũng ôm ấp giữa lòng phố. Nên đôi khi, tôi cứ đi vô định nhưng lại gặp những người, những việc khiến mình như được trở lại xa xưa, trở lại với hương bùn non quyện trong hương ruộng đồng thanh khiết.
Tôi biết rằng, ở một góc riêng mình, tôi luôn cất giữ những tháng năm thương mến lắm, thương mến như buổi chiều nay, tôi đã trông thấy những gương mặt lấm láp bùn đất mùa tát đồng. Họ vỡ òa vui sướng, reo hò khi bắt được cá to. 
ĐÀO AN DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...