Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Ban tế lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Vua Hùng. Ảnh: Vũ Chi

Ban tế lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Vua Hùng. Ảnh: Vũ Chi

Mặc dù nghi lễ chính thức bắt đầu vào buổi tối, nhưng từ chiều bà con đã có mặt tại nhà văn hóa để chuẩn bị mâm lễ cúng Giỗ Tổ và trang trí hội trường. Mỗi người một tay, 12 mâm lễ đã nhanh chóng hoàn thành, chứa đựng sự thành kính, tri ân của người dân đối với công lao dựng nước của các Vua Hùng và ước vọng về một cuộc sống đủ đầy, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Đúng 19 giờ 30 phút, tiếng trống hội vang lên, nghi lễ cúng giỗ chính thức bắt đầu. Trong không khí trang nghiêm, người dân ôn lại truyền thống dựng nước và giữ nước của 18 đời Vua Hùng. “Cây có cội, nước có nguồn, con người phải có tổ tiên, ông bà. Hôm nay, ngày mùng 10-3 âm lịch, hòa chung không khí cả nước, bà con nhân dân tổ dân phố 8 tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ công lao khai thiên, lập địa của các Vua Hùng cũng như tinh thần quật cường của các thế hệ cha ông đi trước; đồng thời cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bà con đoàn kết một lòng chung sức xây dựng quê hương Phú Thiện ngày càng giàu đẹp”- Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ dân phố Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh trong diễn văn khai mạc buổi lễ.

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Để tỏ lòng thành kính, Ban tế lễ thực hiện nghi lễ cúng, dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Vua Hùng. 12 mâm lễ cúng chuẩn bị từ trước lần lượt được dâng lên gồm 1 đầu heo, 1 con gà, 1 mâm xôi, 1 mâm bánh giày, 1 mâm bánh chưng, trà, rượu, hoa quả, bánh kẹo. Chủ tế điều hành nghi thức, đại diện toàn thể dân làng bày tỏ sự tri ân với công lao của các Vua Hùng. Kết thúc phần lễ, bà con hòa mình vào các tiết mục văn nghệ sôi nổi, hấp dẫn. Trong đó, nhiều tiết mục mang phong cách cổ điển như múa kiếm, múa hát chèo…do chính các bà, các mẹ trong tổ dân phố biểu diễn nhận được những tràng pháo tay không ngớt từ khán giả. Bà con cũng tự mình dâng hương thụ lộc, gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của chính bản thân mình.

Ông Phúc cho biết: Tổ dân phố 8 hiện có 395 hộ với 1.685 nhân khẩu, chủ yếu là bà con từ các tỉnh phía Bắc vào xây dựng kinh tế mới từ những năm 80 của thế kỷ trước. Với một lòng hướng về quê cha đất Tổ, suốt 10 năm nay, cứ vào mùng 10-3 âm lịch, bà con tổ dân phố 8 lại nô nức tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương với tâm niệm dù ở nơi nào thì tất cả người dân trên mọi miền đất nước Việt Nam đều là con cháu Vua Hùng.

Để buổi lễ diễn ra trang trọng, ý nghĩa, tổ dân phố đã xây dựng kế hoạch trước đó 1 tháng, tổ chức họp dân thống nhất các hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Trong đó, Ban tế lễ, Ban dâng hương phụ trách nghi lễ cúng; chi hội phụ nữ phụ trách các tiết mục văn nghệ. Trước buổi lễ một ngày, bà con tập trung về hội trường nhà văn hóa tổ dân phố để gói bánh chưng, bánh giày, chuẩn bị lễ vật…“Thông qua hoạt động văn hóa ý nghĩa này không chỉ giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, lòng tự hào dân tộc mà là dịp để đoàn kết, gắn bó bà con trong tổ với nhau, chung tay xây dựng quê hương thứ 2 ngày càng phát triển”-ông Phúc thông tin.

Đông đảo bà con nhân dân tổ dân phố 8 tham gia lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Ảnh: Vũ Chi

Đông đảo bà con nhân dân tổ dân phố 8 tham gia lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Ảnh: Vũ Chi

Với vai trò chủ tế trong buổi lễ, ông Nguyễn Văn Ba chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất vinh dự khi được bà con tin tưởng giao trọng trách thực hiện nghi lễ cúng trong lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Rời quê hương Ninh Bình vào Gia Lai lập nghiệp, bao nhiêu vất vả trước đây nay đã dần thay thế bằng cuộc sống sung túc, đủ đầy. Hy vọng con cháu sau này sẽ luôn nhớ về cội nguồn, về quê cha đất Tổ với lòng biết ơn, từ đó nỗ lực cống hiến sức người, sức của xây dựng quê hương Phú Thiện ngày càng giàu mạnh”.

Ông Ninh Tuấn Hùng-Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy thị trấn Phú Thiện-đánh giá: Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam bao đời nay. Kế thừa truyền thống ấy, 10 năm qua, bà con tổ dân phố 8 đã duy trì lễ hội Giỗ Tổ với nhiều hoạt động đa dạng, ý nghĩa, trở thành ngày hội thực sự của cả dân làng. Đây cũng là địa phương duy nhất trong huyện tổ chức và duy trì được nghi lễ này. Với không khí trang nghiêm, thành kính, lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương tại tổ dân phố 8 đã khơi dậy trong mỗi người dân lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn đối với các vị Vua Hùng và những bậc tiền nhân đã có công dựng nước; qua đó bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

(GLO)- Sáng 28-3, tại huyện Phú Thiện, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực", giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích Plei Ơi.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.