Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba” là câu ca dao đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc “Con Rồng cháu Tiên” của con dân đất Việt.

Vào ngày 10/3 (Âm lịch) hằng năm, dù đi đâu về đâu mọi người dân đất Việt cũng đều hướng về dân tộc, tìm về cội nguồn của mình. Năm nay, Giỗ Tổ Hùng Vương vào thứ Năm, ngày 18/4.

Biểu tượng văn hóa-tín ngưỡng kết nối quá khứ với hiện tại

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được thực hiện vào ngày 10/3 (Âm lịch) hằng năm tại Khu di tích Lịch sử Đền Hùng (quần thể di tích gồm Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Mẫu Âu Cơ, Lăng mộ...) trên núi Nghĩa Lĩnh, thành phố Việt Trì; khẳng định người Việt có chung một nguồn gốc, tạo nên niềm tin tâm linh mạnh mẽ, tạo nên truyền thống đoàn kết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Thờ cúng Hùng Vương đã trở thành một biểu tượng văn hóa-tín ngưỡng kết nối quá khứ với hiện tại, có tác dụng vun đắp tình cảm gia đình, làng xã và dân tộc.

Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương - thờ cúng ông Tổ chung của cả nước, có lẽ hiện nay trên thế giới chỉ có duy nhất dân tộc Việt Nam, đó là bản sắc văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của dân tộc Việt Nam và cũng là Di sản Văn hóa tiêu biểu của nhân loại. Qua các nghiên cứu trước đây cho thấy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương khởi nguồn là lớp tín ngưỡng thờ thần tự nhiên, thần núi.

Theo truyền thuyết, ngôi Đền Thượng trên núi Nghĩa Lĩnh là nơi các Vua Hùng vẫn lên để tiến hành các nghi lễ cúng tế trời đất, thờ lúa thần, cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Đến cuối thế kỷ 19 và trước khi trùng tu Đền Thượng vào năm 1917, tín ngưỡng thờ cúng thần linh ở đây vẫn là sự đan xen giữa thờ thần núi, thần lúa và thờ các Vua Hùng.

Theo thần tích và văn bia ở đền thì chính An Dương Vương Thục Phán đã cảm kích vì được Hùng Vương nhường ngôi nên sau khi Hùng Vương mất, An Dương Vương đã lên núi Nghĩa Lĩnh dựng đền thờ. Với niềm tin thành kính tri ân công đức, từ hàng nghìn năm qua, các thế hệ người Việt đã sáng tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Từ thời Hậu Lê, việc thờ cúng các Vua Hùng do người dân địa phương tự thực hiện. Từ thời Hồng Đức đời Vua Lê Thánh Tông, hội Đền Hùng được đưa vào cấp quốc gia, được “gia ban quốc tế,” việc tế lễ từ đó có quan đầu trấn thay mặt triều đình chủ trì.

Đến thời Nguyễn, Vua Minh Mạng cho rước bài vị các Vua Hùng ở Đền Hùng vào Huế thờ tại miếu Lịch đại đế vương, một mặt vẫn cấp sắc ở Đền Hùng cho dân sở tại thờ phụng. Thời Khải Định năm thứ hai (1917) chính thức lấy ngày 10/3 âm lịch làm ngày lễ chính, có tổ chức tế lễ theo nghi thức trang trọng.

Kế tục truyền thống của ông cha, nhất là truyền thống “uống nước nhớ nguồn,” ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22/SL-CTN ngày 18/2/1946 cho công chức nghỉ ngày 10/3 (Âm lịch) hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương hướng về cội nguồn dân tộc.

Ngày 10/3 Âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ trọng đại của toàn dân, là Quốc lễ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.

Và Người đã hai lần về thăm Đền Hùng, lần thứ nhất vào ngày 19/9/1954 và lần thứ hai ngày 19/8/1962. Trong đó, lần về thăm thứ hai, Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”

Từ năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Sau đó, ngày 2/4/2007, Quốc hội đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Từ đây, ngày 10/3 (Âm lịch) hàng năm đã trở thành ngày lễ trọng đại của toàn dân, là Quốc lễ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.

Và ngày 6/12/2012, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ,” biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là Di sản Văn hóa Phi Vật thể đại diện của nhân loại.

Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là: di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó.

Lan tỏa trong đời sống đương đại

Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương được bắt nguồn từ vùng đất cổ Phú Thọ, rồi lan tỏa ra phạm vi cả nước, nhất là các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung và vào phương Nam theo dấu chân của người Việt.

Giờ đây, thờ cúng Hùng Vương đã có ở nhiều nước trên thế giới, những nơi có cộng đồng người Việt sinh sống.

Hiện nay, cả nước có hơn 1.410 di tích thờ Hùng Vương và liên quan đến thời đại Hùng Vương, trải khắp các vùng miền, từ Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Lâm Đồng, Bình Phước, Khánh Hòa, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ...

Vì vậy, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành ngày hội của đồng bào cả nước với nhiều chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống, hoạt động văn hóa dân gian. Riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có hơn 340 di tích gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Ông Nguyễn Quốc Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội hữu nghị Malaysia-Việt Nam chủ trì Lễ tế và dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương tại Malaysia. (Ảnh: Hằng Linh/TTXVN)

Ông Nguyễn Quốc Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội hữu nghị Malaysia-Việt Nam chủ trì Lễ tế và dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương tại Malaysia. (Ảnh: Hằng Linh/TTXVN)

Cùng với đồng bào trong nước, từ nhiều năm nay, người Việt Nam ở nước ngoài vẫn luôn thành tâm hướng về nguồn cội. Nhưng không phải ai cũng vinh hạnh được về dự ngày Giỗ Tổ ở quê nhà. Vì vậy, việc tổ chức ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ở nước ngoài để bà con có dịp hướng về với cội nguồn dân tộc là nhu cầu hết sức cần thiết.

Những hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội đền Hùng 2024

Năm 2024, tỉnh Phú Thọ tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng với mong muốn mang lại cho du khách những trải nghiệm mới khi về tham dự Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội đền Hùng.

Theo ông Hồ Đại Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ, Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9/4 đến hết ngày 18/4 (tức từ mùng 1/3 đến hết mùng 10/3 Âm lịch) tại thành phố Việt Trì, Khu Di tích lịch sử đền Hùng, các huyện, thị, thành trong tỉnh.

Phần lễ được tổ chức đảm bảo trang nghiêm, trọng thể, thành kính, mang tính cộng đồng, an toàn, văn minh, tiết kiệm với nhiều nghi thức quan trọng như Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày mùng 6/3 Âm lịch (ngày 14/4/2024); Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Dâng hoa tại Bức phù điêu "Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong" ngày mùng 10/3 Âm lịch (ngày 18/4/2024); Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh từ ngày 1-10/3 Âm lịch (từ ngày 9-18/4).

Nhiều hoạt động hấp dẫn cũng được tổ chức, trong đó chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 tổ chức tại Sân khấu Trung tâm lễ hội-Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Các nghệ nhân làng Xoan gốc biểu diễn Hát Xoan tại Đình Hùng Lô, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. (Ảnh TTXVN phát)

Các nghệ nhân làng Xoan gốc biểu diễn Hát Xoan tại Đình Hùng Lô, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. (Ảnh TTXVN phát)

Các hoạt động khác được tổ chức tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng trong suốt thời gian diễn ra lễ hội như Hội trại văn hóa và tổ chức trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc trưng; Liên hoan văn nghệ quần chúng, dân ca Phú Thọ; Trưng bày hoa lan nghệ thuật; Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy; trình diễn múa Lân-Sư-Rồng (ngày 7/3 Âm lịch) tại khu vực trục hành lễ-Trung tâm lễ hội và các hoạt động thể dục, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống; Lễ rước kiệu các xã, phường, thị trấn vùng ven Khu di tích về đền Hùng ngày 7/3 (Âm lịch) (ngày 15/4/2024)...

Nhiều hoạt động diễn ra tại trung tâm thành phố Việt Trì như trưng bày hiện vật, di sản tư liệu thế giới, sách báo, tư liệu ảnh tại Bảo tàng Hùng Vương-Thư viện tỉnh Phú Thọ và Bảo tàng Hùng Vương; Hội chợ Thương mại và trưng bày sản phẩm OCOP tại Sân vận động Bảo Đà (phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì); Chương trình âm nhạc đường phố “Việt Trì Livemusic” tại Công viên Văn Lang; trình diễn hát Xoan làng cổ từ ngày 6-10/3 (Âm lịch) tại các phường Xoan cổ trên địa bàn thành phố Việt Trì; Hội thi Bơi trải mở rộng tại hồ công viên Văn Lang vào ngày 6/3 (Âm lịch); Giải bóng chuyền các đội cạnh tranh cúp Hùng Vương diễn ra từ ngày 3-6/3 (Âm lịch).

Đặc biệt, chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa tầm cao tại Sân khấu phía Nam Công viên Văn Lang vào tối 9/3 (Âm lịch) mang đến không khí tươi vui, phục vụ đông đảo nhân dân và du khách về với đất Tổ.

Có thể bạn quan tâm

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.