Thiết chế văn hóa cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).

Không chỉ người người, nhà nhà tại TP.Đà Nẵng, mà người dân một số huyện thị của Quảng Nam cũng tìm về thưởng thức nhạc nước lớn nhất từ trước đến nay tại thành phố bên sông Hàn.

Lâu lắm rồi tại TP.Đà Nẵng mới có một sản phẩm, thiết chế văn hóa công cộng thu hút đông đảo người dân, du khách quan tâm đến vậy, điều đó cho thấy khao khát về những thiết chế văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí công cộng.

Có thể thấy quyết tâm của lãnh đạo TP.Đà Nẵng khi đầu tư và kêu gọi xã hội hóa gần 213 tỉ đồng để nâng cấp, tôn tạo, mở rộng đài tưởng niệm và quảng trường 29.3, được xem là "mặt tiền" của TP.Đà Nẵng.

Trong công cuộc đô thị hóa từ 1997, TP.Đà Nẵng đã có những bài học lịch sử về việc "quên" quảng trường, công viên, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng. Không chỉ đầu tư công, việc giám sát triển khai các dự án khu đô thị cũng "quên" các thiết chế văn hóa bởi tối ưu lợi nhuận bằng phân lô bán nền, đến nỗi tại một khu đô thị được đặt tên là sinh thái, nhưng công viên, quảng trường quá ít so với quy mô và nhu cầu ngày càng cao của cư dân.

Nhưng có hạ tầng rồi, càng cần phải hoạt động, có sản phẩm để phát huy hiệu quả, tránh lãng phí những cơ sở vật chất này. Công viên APEC thời gian qua thường xuyên sáng đèn, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Q.Sơn Trà với thiết kế cánh chim hải âu độc lạ cũng là địa điểm check-in mới, không gian bờ đông - tây cầu Rồng cũng là một điểm hẹn văn hóa quen thuộc…

Không chỉ TP.Đà Nẵng, bất kỳ địa phương nào cũng cần những giá trị vì cộng đồng như vậy. Thêm nhiều thiết chế văn hóa đó là góp thêm những viên gạch vững chãi trên hành trình xây dựng, hướng đến thành phố đáng sống.

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.