Ký ức xe đạp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đã lâu rồi, tôi mới có dịp tự mình đạp xe chạy lòng vòng quanh những con đường gần nhà. Sau khi dạo một vòng quanh làng, tôi dừng lại ở một đoạn dốc, ngắm nhìn những cánh dã quỳ rung rinh vươn lên trong nắng mai, lắng nghe thanh âm ríu ran của bầy chim chào ngày mới. Không khí buổi sáng thật trong lành và dễ chịu. Xa xa, vài em nhỏ cũng đến trường bằng xe đạp. Khung cảnh như bức tranh tươi mới, thanh bình quá!
Ngày trước, nhà tôi có một chiếc xe đạp. Đó là chiếc xe đạp Thống Nhất cũ, do ông ngoại tặng ba mẹ trong ngày cưới. Đó là tài sản quý giá nhất của gia đình tôi ngày ấy. Sau mỗi lần đi đâu về, ba tôi đều lấy khăn lau chùi cẩn thận. Thi thoảng, ba lại sang nhà bác Tư sửa xe cuối ngõ xin nhớt thải về tra vào xích líp hay mỗi lần đi qua đoạn đường gồ ghề nhiều sỏi đá lởm chởm, ba xuống xe dắt bộ. Ba bảo: “Phải cẩn thận thì của mới bền!”.
Tôi rất thích được ba chở đi học nhưng ba lại bận nhiều việc. Vì thế, thi thoảng tôi lại giả vờ kêu mệt, đau đầu để được ba chở đến trường. Tôi ngồi phía sau ôm ba, thủ thỉ với ba đủ thứ chuyện và nhất là mỗi khi ngang qua đám bạn cùng xóm đang đi bộ đến lớp, tôi thấy hãnh diện vô cùng.
Những dịp lễ, Tết, cả gia đình tôi đi chơi, thăm ông bà nội ngoại trên chiếc xe đạp Thống Nhất ấy. Mẹ ngồi sau ôm em trai, tôi ngồi trước ghi đông. Ba tôi chở. Quê tôi đất cát, mỗi lúc lên dốc thì ba phải lấy hết sức để đạp. Nhưng khi tôi hỏi: “Ba ơi, nặng không để con xuống!” thì ba gạt đi: “Không nặng, con cứ ngồi yên thế, xuống cát nóng chân!”.
Tôi nhớ nhất là hôm đám cưới con nhà bác Tư, trong xóm có bao nhiêu xe đạp đều tập hợp lại cho gia đình bác mượn để làm “dàn xe” rước dâu. Chiếc xe đạp nhà tôi thành “xe hoa”, được trang trí, cột dán mấy chùm hoa phía trước và sau, con trai bác Tư chở cô dâu của mình đi từ đầu làng đến cuối làng rồi mới rẽ vào nhà mình. Tụi trẻ con chúng tôi vừa chạy theo vỗ tay vui mừng.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Lớn lên một chút, ba cho tôi tập xe đạp, tôi rủ thằng San hàng xóm tập chung. Nó chạy đằng sau giữ, còn tôi một tay cầm tay lái, một tay níu ghi đông, một chân chọi đất, một chân đạp cà nhắc nửa vòng một, vài lần như thế thì nhấc cả hai chân lên đạp, khi thấy tôi đạp được vài ba vòng, thằng San phía sau thả tay, đẩy mạnh. Sau vài lần chui vào đụn rơm, nằm xoài ra bãi cát cả người lẫn xe... thì tôi đi được xe đạp.
Khi biết đi xe đạp, tôi được ba giao nhiệm vụ chở mẹ đi chợ vì mắt mẹ kém. Những buổi chợ của mẹ con tôi thường là mớ cá đồng, dăm bó chè xanh, vài quả na vườn… Để có những bữa chợ ấy thì đêm hôm trước, ba tôi phải đi giăng câu suốt đêm đến gần sáng.
Một lần đi giăng câu xa nhà, ai đó đã lấy mất chiếc xe đạp Thống Nhất của nhà tôi dù ba đã ngụy trang cẩn thận vào một gốc cây. Trưa đó, ba về và bảo: “Mất xe rồi!”. Mẹ tôi hốt hoảng với tay ba hỏi dồn: “Sao lại mất xe, để đâu mà mất?”. Tôi òa lên khóc, ba dỗ dành nhưng có lẽ người buồn nhất là ba, vì chiếc xe ấy với ba không những là tài sản của gia đình mà còn là món quà kỷ niệm quý của ông ngoại.
Bây giờ, khi cuộc sống khá hơn một chút, gia đình tôi mỗi người có riêng một chiếc xe để đi lại. Tôi cũng sắm cho mình một chiếc xe máy đắt tiền. Nhưng có lẽ chiếc xe đạp nam Thống Nhất của gia đình mãi là chiếc xe đẹp nhất, chất chứa bao kỷ niệm!
PHÚC AN

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...