38 tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các tác phẩm dự giải đã bám sát chủ đề, nội dung cuộc thi; nhiều tác phẩm thể hiện rõ tính phát hiện, đề cập vấn đề mới trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải Nhất. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải Nhất. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội Nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Dự lễ có các Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phan Văn Giang, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; các Ủy viên Trung ương Đảng và lãnh đạo các cơ quan hữu quan.

Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba đã thu hút gần 620 tác phẩm báo chí của hơn 50 cơ quan báo chí cả nước tham dự.

Các tác phẩm dự giải đã bám sát chủ đề, nội dung cuộc thi; chất lượng tương đối đồng đều, nhiều tác phẩm thể hiện rõ tính phát hiện, đề cập vấn đề mới trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phòng chống “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Nhiều tác phẩm đề cập, phản ánh, nêu lên những kinh nghiệm, cách làm tốt của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Điểm nổi bật trong Cuộc thi lần này là nhiều cơ quan báo chí tham gia nhiệt tình, trách nhiệm, đầu tư công sức, trí tuệ để tổ chức thành những loạt bài dài kỳ, có chiều sâu và sức nặng thông tin, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức lan tỏa trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trao giải Nhì cho các tác giả, nhóm tác giả. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trao giải Nhì cho các tác giả, nhóm tác giả. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Trên cơ sở thể lệ, quy chế chấm điểm, qua hai vòng chấm sơ khảo và chung khảo, Hội đồng Chung khảo với các nhà báo uy tín hàng đầu cả nước đã thống nhất lựa chọn 38 tác phẩm xuất sắc để trao 3 loại giải, gồm: Giải dành cho báo Trung ương; giải dành cho báo địa phương; giải dành cho tạp chí, trong đó có: 3 giải Nhất, 7 giải Nhì, 13 giải Ba và 15 giải Khuyến khích.

Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng quyết định khen thưởng 5 tập thể cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm chất lượng tham dự cuộc thi.

Cụ thể, 3 giải Nhất thuộc về: Loạt 5 bài “Không thể xuyên tạc, phủ nhận thành tựu chính sách dân tộc ở Việt Nam” (khối báo Trung ương) của nhóm tác giả Trần Hồng Quỳnh, Phạm Yến, Phạm Quang Kiên, Hoàng Thị Phương Liên, Lý Thị Thu, đăng tải trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Loạt 5 bài: “Giữ sạch không gian mạng-Cách làm sáng tạo của Bắc Giang” (khối báo địa phương) của nhóm tác giả Đỗ Thành Nam, Lê Thế Phương, Trịnh Văn Ánh đăng tải trên Báo Bắc Giang.

Tác phẩm “Kiên quyết giữ vững nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, bảo đảm nguồn sức mạnh vô địch, vô tận của Đảng” (khối tạp chí) của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Thị Hương đăng tải trên Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông.

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc thi nhấn mạnh Cuộc thi lần thứ ba tiếp tục có sức hút, sức lan tỏa trong giới báo chí và trong đời sống chính trị-xã hội của đất nước, nhận được sự quan tâm đặc biệt, sự hưởng ứng tích cực của những người làm báo trong cả nước.

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và đồng chí Vũ Việt Trang, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải Ba. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và đồng chí Vũ Việt Trang, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải Ba. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Đối tượng tham gia dự thi đa dạng hơn. Nhiều tác phẩm có cách tiếp cận mới, sâu sắc, nội dung vừa bảo đảm tính chiến đấu, tính lý luận, tính giáo dục, vừa có cách thể hiện, truyền tải thông điệp sinh động, góp phần nâng cao tính thuyết phục, tác động tích cực vào niềm tin của bạn đọc đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cuộc thi đã cho thấy, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không chỉ là bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mà chính là góp phần bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả cách mạng vĩ đại; đồng thời nhận diện, vạch trần, đấu tranh phản bác âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta; kiên quyết phê phán, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa,” góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh.

“Các tác phẩm xuất sắc được Ban Tổ chức lựa chọn trao giải, tôn vinh hôm nay là sự kết tinh tâm huyết, trí tuệ, bản lĩnh và thể hiện sự tìm tòi, lao động sáng tạo với tư duy chính trị sắc bén và trách nhiệm cao của các tác giả, nhóm tác giả đối với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,” Thượng tướng Trịnh Văn Quyết khẳng định.

Nhân dịp này, Ban Tổ chức đã phát động Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ tư (2024-2025). Thể lệ cuộc thi đăng tải trên Báo Quân đội Nhân dân điện tử tại địa chỉ: qdnd.vn.

Có thể bạn quan tâm

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.