Tháng "củ mật": Vội vã nhưng phải an ninh, an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tết cận kề, cỏ cây tạo vật khoe sắc mới, xuân đã đến nơi nơi. Cảm giác người người, nhà nhà đang chạy đua với thời gian, tranh thủ những ngày ít ỏi tháng Chạp để có một cái Tết vui tươi, ấm áp, đủ đầy. Hình như ai cũng tất bật, chăm chỉ, siêng năng và cẩn thận hơn ngày thường.
Trong tiếng Hán, “củ” được hiểu là đốc trách, cẩn thận, đề phòng sự cố không mong muốn. Còn “mật” cũng được hiểu là cẩn thận, kín đáo. Hiểu chung, tháng “củ mật” nhắc nhở mọi người cẩn thận, đề phòng mất cắp hay những điều xui xẻo, kém may mắn, tai bay vạ gió trong những ngày của tháng cuối năm. Tôi nghĩ, tháng “củ mật” cũng nên hiểu rộng ra cho phù hợp với thời cuộc và xu thế.
Đầu tiên trong tháng này, ai cũng tranh thủ làm việc để có thêm thu nhập, mua sắm, trang trải Tết. Cà phê cùng mấy ông bạn vong niên, tôi hiểu họ tất bật, khẩn trương, lo toan như thế nào. Giữ một “chân” quan trọng trong ban lãnh đạo công ty làm dịch vụ, Đức cho biết anh cố gắng để có thêm tháng lương thứ 13, cùng suất quà Tết cho anh em nhân viên. “Người ta lương thưởng hàng tỷ, hàng trăm triệu đồng, mình nhỏ thì so sánh làm gì. Nhưng người ta có quà Tết, bí mật cột quà lên xe cho anh em để tạo bất ngờ, mình thấy thích lắm. Tôi nói với anh em lãnh đạo, “không bằng chị bằng em” thì cũng phải có quà cho anh em vui. Tết mà!”-Đức nói. Nôm na mà đúng, mà sâu sắc, mà hay. Vất vả đấy nhưng mà thể tất, chung quy để ai cũng được vui, được Tết.  
Có những ngành nghề, cơ quan với hoạt động đặc thù, còn chuẩn bị Tết đến trước mấy tháng. Như dân làm báo chúng tôi, để có ấn phẩm chất lượng cả nội dung lẫn hình thức, để có những bài báo hay, hình ảnh đẹp, trình bày ấn tượng, thông tin hấp dẫn, chuẩn bị trước đến nhiều tháng từ ý tưởng, nội dung, chủ đề, kế hoạch... Rồi báo in, báo ảnh, báo điện tử, phiên bản nào cũng chăm chút, lo toan. Có được ấn phẩm tốt phục vụ, được bạn đọc ủng hộ, đánh giá cao thì phấn khởi, vui sướng, nhưng chưa bao giờ những người làm báo hài lòng với những gì mình đã làm được. Đó cũng là đòi hỏi chính đáng của công chúng bạn đọc ngày càng khắt khe, khó tính.
Tranh thủ, dốc sức làm vào lúc này để có thêm thu nhập, trang trải Tết và chuẩn bị cho ra Giêng, tránh “thủng túi” vì tâm lý tiêu xài “vung tay quá trán” vào mấy ngày Tết. Có đủ thứ để lo toan: sắm sanh cho Tết, quà thăm nội ngoại, bạn bè, anh em, đồng nghiệp, lì xì con trẻ... Và dù lối sống đã thay đổi nhưng nhiều gia đình vẫn kiêng mua sắm tháng Giêng, sợ tiền “ra” nên lo tích trữ lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu trong nhà, có khi quá mức. Khi còn sống, ba tôi hay nói: “Còn ngày Tết, hết ngày mùa”. Khi ấy, tôi chưa hiểu gì nhiều ở câu thành ngữ này, chỉ đại khái hiểu làm gì thì làm, đủ thiếu chưa biết nhưng Tết là phải đầy đủ, tươm tất. Những năm bao cấp khó khổ trăm bề nhưng chiều ý ba, má tôi cố gắng cỗ bàn cúng gia tiên, sắm cho anh em tôi bộ quần áo, đôi dép mới để vui cùng chúng bạn. Không phải chỉ “dồn” hết cho Tết rồi chật vật, vất vả mà tôi hiểu ở một phương diện nào đó, Tết còn khơi mào động lực, tiếp thêm năng lượng cho con người vươn lên, vượt qua khó khăn, hướng tới những thành tựu, rộng hơn là đổi thay và phát triển.
Bây giờ nói đến an toàn. Có ba thứ trong bối cảnh này phải quan tâm: an toàn phòng-chống dịch, an toàn giao thông và an toàn thực phẩm. Năm nay, an toàn phòng-chống dịch tiếp tục đặt lên hàng đầu. Sau “chấn động” của đợt dịch Covid-19 thứ tư, bây giờ Việt Nam đã khá an toàn, là nước thứ 6 trên thế giới phủ vắc xin trong độ tuổi đối tượng. Đó là thành tích đáng nể. Nhưng tình hình chưa hết phức tạp, số F0 biến động trồi sụt thất thường hàng ngày ngầm cảnh báo mọi người không được chủ quan mà phải luôn thực hiện các quy định phòng dịch, khuyến cáo của ngành Y tế và chức năng; cập nhật tình hình, nhất là các cấp độ dịch ở địa phương mình để áp dụng biện pháp phòng-chống phù hợp, nghiêm túc. “Cẩn tắc vô áy náy”-người xưa dạy đố sai! Ra đường, đi đâu, làm gì lúc này, cũng phải lấy việc tuân thủ quy định phòng-chống dịch đặt lên hàng đầu.
Bên cạnh đó là an toàn trong đi lại. Dù chắc chắn dòng người các tỉnh, thành phố lớn, nhất là ở phía Nam về quê ở miền Trung, miền Bắc đón Tết không quá đông, không trở thành “vấn đề” như mọi năm nhưng vẫn phải đề phòng dịch bệnh lây lan. Chưa kể thời điểm này lực lượng chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm thì đường sá xa xôi, tai họa khó lường, hành trình thiên lý cần phải chú ý cẩn thận, giữ gìn. Chỉ có như vậy, hành trình về quê mới an toàn, để có cái Tết sum vầy, đấm ấm, vui tươi đúng nghĩa.
Vấn đề nữa là an toàn thực phẩm. Cùng với chỉ đạo của bộ, ngành trung ương, tỉnh ta cũng đã có kế hoạch chủ động đáp ứng hàng hóa Tết; siết chặt quản lý các mặt hàng xa xỉ phẩm, hàng cấm như pháo lậu, rượu lậu; xử phạt nghiêm hoạt động kinh doanh thực phẩm bẩn, hàng giả, hàng kém chất lượng. Ông Nguyễn Văn Đang-Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh-cho biết: “Từ nay đến Tết, đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi kiên quyết xử lý những cơ sở vi phạm, vi phạm tới đâu xử lý tới đó”. Mục đích cuối cùng không gì khác là làm lành mạnh thị trường, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.
Thêm nữa là đảm bảo an ninh, cảnh giác, đề phòng trộm cướp. Nhiều vụ án gần đây cho thấy kẻ gây án rất liều lĩnh, manh động, thậm chí coi thường pháp luật. Những kẻ vô công rồi nghề, lười biếng, để có tiền tiêu xài có thể bất chấp thủ đoạn, lừa lọc, thậm chí trộm cướp. Cả lừa đảo bằng công nghệ cao bằng đủ chiêu trò. Phòng bị, không gì khác là túi bóp cài khuy, giữ kín khi ra đường, tránh chỗ đông người, lộn xộn. Trong nhà, trông chừng cửa nẻo, người vào ra, đêm tối chốt khóa cẩn thận. Nhiều gia đình lắp thêm camera cho chắc ăn, dù vẫn biết truy cho ra kẻ trộm phức tạp, vất vả vô cùng.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai công tác phục vụ Tết, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, địa phương bám sát thực hiện với các giải pháp quyết liệt. Nhiều ngày trước, Công an tỉnh cũng đã có kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết, tăng cường bám nắm địa bàn, gọi hỏi răn đe những phần tử có lai lịch bất hảo, khuyến cáo người dân đề phòng trộm cướp, kịp thời liên hệ với Công an, chính quyền địa phương để được hỗ trợ, giúp đỡ. Mỗi người dân, mỗi xóm phố, mỗi buôn làng trong khi tranh thủ làm ăn, sắm sửa Tết thì còn phải nêu cao cảnh giác, phối hợp với ngành chức năng kịp thời ngăn chặn hành vi của kẻ xấu. Tất cả không ngoài mục đích: đón Tết Nhâm Dần 2022 vui vẻ, an toàn.
THẤT SƠN

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.