Chuyện nghề dịp Tết ở Phố núi Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cuối tháng Chạp, những người làm nghề phục vụ Tết ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) căng mình chạy đua với thời gian như đếm ngược. Nhưng cũng có những nghề thưa vắng khách, dù mỗi năm đến hẹn chỉ một lần.
1. Mới hơn 5 giờ sáng, cơ sở mua bán, giết mổ gia cầm nằm bên vỉa hè đầu con hẻm 283 Nguyễn Văn Cừ của vợ chồng anh Trần Văn Quang đã hoạt động. Xung quanh những lồng gà vịt, chim câu ra ràng đầy cứng, khách hàng mặc cả bán mua, thuê giết mổ làm rộn cả góc phố.
Đã trở thành quy luật, cứ độ tháng Chạp, hoạt động cúng kiếng diễn ra ở tất cả mọi nhà. “Từ năm ngoái đến nay, do ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi, giá thịt heo giữ ở mức cao, trong khi đó, thịt gia cầm lại bình ổn ở mức giá thấp nên tiêu thụ khá mạnh. Những ngày cuối tháng Chạp, nhân lực phục vụ bán mua, giết mổ của cơ sở chúng tôi tăng từ 2 lên 5 người. Tôi còn phải đem hàng đến giao tận nhà cho khách; thời gian làm việc kéo dài từ sáng sớm đến tối mịt mà vẫn chưa hết việc”-anh Quang cho biết.
Các cơ sở giết mổ thịt gia cầm khu vực chợ Bà Định (phường Yên Đổ) cũng tấp nập không kém. Dù được “hiện đại hóa” từ bình đun nước bằng điện đến máy vặt lông cỡ bự, với 3 người làm việc không ngơi tay mà khách vẫn phải ngồi chờ đông kín ở cơ sở giết mổ gia cầm 13 Tô Hiến Thành.
Chủ cơ sở Võ Thị Nga cho biết: Từ mùng 3 tháng Chạp, các cơ sở giết mổ gia cầm ở Pleiku đồng loạt tăng thêm 5.000 đồng/con. Theo đó, có giá giết mổ, làm sạch lông 15.000 đồng/con gà, 20.000 đồng/con vịt ta, 25.000 đồng/con vịt xiêm...
Anh Nguyễn Thế Phương (131 Đinh Tiên Hoàng, TP. Pleiku) cặm cụi đánh bóng đồ đồng. Ảnh: Đình Phê
Anh Nguyễn Thế Phương (131 Đinh Tiên Hoàng, TP. Pleiku) cặm cụi đánh bóng đồ đồng. Ảnh: Đình Phê
2. Tôi tìm đến địa chỉ 44 Trần Phú, cơ sở bán đồ đồng thờ cúng truyền đời 2 thế hệ để gặp anh Nguyễn Đức Thành. 8 giờ sáng, anh vẫn còn loay hoay dọn hàng ra bán. Anh Thành phàn nàn: Cả năm nay hàng họ bán ra ế ẩm quá thể, ngày giáp Tết tình hình cũng chẳng khá hơn, mà thuế lại tăng. Nếu hàng bán ít bởi lý do suy thoái kinh tế chung thì chưa hẳn, vì gia đình chúng tôi kinh doanh mặt hàng thờ cúng-nhu cầu chẳng đặng đừng ở phần nhiều gia đình kia mà!
Đón Tết, cùng với dọn dẹp trang hoàng nhà cửa thì việc chăm chút bàn thờ tổ tiên là quan trọng hàng đầu. Anh Nguyễn Thế Phương làm nghề đánh bóng đồ đồng (131 Đinh Tiên Hoàng) cho biết: “Mọi năm, từ rằm tháng Chạp, khách mang đồ đồng thờ cúng đến thuê đánh bóng đông đến mức phải khéo léo chối từ, chỉ nhận của khách hàng truyền thống. Thế mà năm nay, cuối tháng Chạp mà vẫn nhận lai rai hàng của khách mối. Công việc kéo dài chừng 6 giờ/ngày, bắt đầu từ 7 giờ 30 phút đến 15 giờ đã hết việc”.
Trao đổi qua điện thoại với Dịch vụ nhà sạch Thủy Tiên (55/32 Phan Đăng Lưu), tôi lại nghe lời ca cẩm tương tự về tình trạng khách hàng không tăng đột biến như mọi năm dù giá dịch vụ không hề tăng. “Mọi năm độ từ sau rằm, đội ngũ nhân viên nhà sạch cơ sở chúng tôi tăng từ 6 đến 7 người lên 10 đến 11 người, xếp kín lịch làm việc cho đến chiều 30 Tết. Thế mà năm nay thì vẫn túc tắc như mọi ngày trong năm”-chị Vũ Thanh Thủy chia sẻ.
ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.