Mùi Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

Là mùi của nén nhang kính cẩn thắp lên bàn thờ tổ tiên ngày 30 Tết hay là mùi của thúng bánh thuẫn mới đổ? Mùi của nồi nước thơm mẹ nấu từ bó ngò già, ít lá sả, lá chanh sau vườn hay là mùi của những đồng tiền mới đang ở kỹ trong hồng bao?

Tết, cái từ gọi lên nghe mà náo nức và rạo rực, nó gợi nhớ về sự no đủ hơn ngày thường, đó là điều chắc chắn nhất với những đứa trẻ ngày xưa. Đám trẻ con chẳng cần biết cả năm nhà thiếu thốn, bưng rổ rá đi vay từng bò gạo, đi bòn từng mớ rau, con cá ra sao nhưng với Tết, nhất định nhà cũng sẽ có đầy đủ bánh mứt tràng pháo như mọi nhà.

Tết thành hình trong những câu cửa miệng của đám trẻ nhỏ, lúc nào cũng rộn ràng reo: “Sắp đến Tết rồi”, “Sắp được nghỉ Tết rồi”. Cái náo nức đó thổi bay sự lo toan đang trĩu trên mặt bố mẹ để nhìn lại đám con đã cùng mình chịu đựng no đói một năm qua. Để lại loay hoay nghĩ, phải làm gì để lo cho cái nụ cười và sự háo hức con trẻ kia được tròn trịa.

Những lẩn thẩn đó khiến tôi nhớ ra Tết có nhiều mùi lắm. Mùi của bụi bặm, bồ hóng, mạng nhện tích trữ cả năm trên các góc nhà, góc bếp giờ đang được anh trai dùng chổi lông gà khua cho sạch sẽ. Là mùi của vôi ve chua chua, nồng nồng đang được bố khuấy ở ngoài sân, cái màu xanh trời mát mắt luôn được bố lựa chọn để trang hoàng lại các bức tường nhà cho năm mới, đường kẻ chỉ màu nâu đất thì hòa hợp với màu đất đỏ bazan nơi đây. Đám con nít cứ túm áo nhau mà rồng rắn chạy từ nhà này qua nhà khác để hít hà, để so sánh mùi Tết của từng nhà.

Và sẽ là thiếu sót nếu không kể đến mùi của quần áo mới hòa với mùi hăng hắc của những viên băng phiến trắng tinh được ủ kỹ trong lớp lớp quần áo, thêm vài lớp giấy báo cho khỏi ẩm. Lúc cái rương gỗ nặng nề được cất kỹ trong căn buồng của mẹ được cẩn thận mở ra, các con hau háu nhìn vào đã nhảy mũi hắt xì, đó đúng là một chiếc rương đựng kho báu như tưởng tượng. Bởi nó chứa trong đó những bộ đồ mới.

Bộ đồ mới thường sẽ là quần xanh áo trắng để cho con có thể mặc Tết, sau đó có thể mặc đi học. Đám con nhảy cẫng lên vì mừng rỡ, cứ ôm lấy cái bộ quần áo hăng xì mùi băng phiến mà hít hà, mà khen lấy khen để như chưa từng có mùi hương nào có thể thơm đến vậy. Mừng rỡ cũng đúng thôi, vì nhà có tới năm anh chị em, may cho cả năm đứa là cả một gánh nặng với bố mẹ chứ có ít đâu.

Thế nên, nếu để ý kỹ hơn thì sẽ thấy chỉ có bộ quần áo dành cho hai anh chị lớn là những bộ đồ còn vương lại vạch phấn kẻ, còn đồ của ba đứa em, mặc dù đã được sửa lại, ủi lại vẫn còn vài vệt ố. Nhưng mặc kệ tất cả, năm anh chị em vẫn vui vẻ nhảy nhót, vì cả năm bộ đồ đều được lấy trong rương ra, đều có mùi băng phiến thơm như nhau là được rồi.

123.jpg
Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mà bộ đồ mặc Tết có vừa vặn gì cho cam, bộ nào bộ nấy đều rộng thùng thình như may cho đứa lớn hơn mình đến cả ba bốn tuổi, cái này gọi là may chừa hao, sợ cái đứa được mặc bộ đồ mới ấy sẽ đột ngột nhổ giò mà lớn nhanh để chật mất bộ đồ. Thế nên đứa nào đứa nấy đều phải quần xắn lên ba vòng, áo dài đến đầu gối như áo thầy cúng ấy mà bố mẹ thì cứ tíu tít khen đẹp quá, vừa quá, đành cứ phải đóng thùng vào là vừa tất. Đến cả đôi dép đeo còn thừa ra đến gần nửa dép, đeo vào cứ như dép của ai mà đứa nào đứa nấy đều hớn hở chạy ra chạy vào để cho mọi người ngắm nghía và cũng để tự mình thỏa mãn.

Đến bây giờ, giật mình nhớ ra, đã lâu lắm rồi tôi không còn được ngửi cái mùi Tết thần kỳ và thân thiện đến vậy. Mùi mới của những bộ đồ mua sẵn không khiến đám con nít nhảy cẫng lên nữa, mùi thơm tổng hợp ngọt ngào và bắt mắt của đủ thứ bánh kẹo xa xỉ cũng không khiến tôi thèm thuồng như những ngày thơ dại. Ký ức của tôi lưu giữ lại một mùi hương của nếp gấp vải thẳng thớm thơm tho, hòa cùng mùi băng phiến, mùi của cái rương gỗ cũ kỹ, mùi của sự chờ đợi, sự hạnh phúc về một cái Tết đầm ấm đã ở tận sâu trong tâm trí, để thành một mùi hương của sự nhung nhớ.

Có thể bạn quan tâm

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Ảnh minh họa: Minh Lê

Mây giăng mắt núi

(GLO)- Qua ngày lập đông, còn bao nhiêu heo may gió cũng mang về theo mùa hun hút. Trên đầu dốc, cây bằng lăng núi lá đã chuyển thành màu đỏ sậm như những nốt son ấm áp giữa bao la xanh. Và mây ở đây, bốn mùa cứ lờn vờn khắp các triền đồi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Vũ khúc cao nguyên

Vũ khúc cao nguyên

(GLO)- Tháng 11, dã quỳ xúng xính váy hoa bung xòe nơi cao nguyên đất đỏ. Dã quỳ như cô gái nhỏ vẫn chung tình thao thiết với cái hẹn nắng lộng, trời xanh.

Mùa nấm mối

Mùa nấm mối

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.

Dã quỳ trong sương đêm

Dã quỳ trong sương đêm

(GLO)- Dã quỳ là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh. Khi gợi nhắc sắc hoa màu nhớ, người ta thường nghĩ đến màu vàng rực rỡ trong nắng ban mai, trong buổi bình minh hé giấc hay rực ấm lúc chiều tà.

Thương hoài bếp lửa

Thương hoài bếp lửa

(GLO)- Ở quê, mẹ tôi vẫn dùng bếp củi. Mỗi lần về quê, tôi rất thích ngồi bên bếp lửa ấy, thi thoảng lại dụi đầu vào vai mẹ. Ngọn lửa tí tách reo vui gọi về trong tôi biết bao kỷ niệm ấu thơ.

Thân Thương loài hoa của núi - Dã quỳ

Thân thương loài hoa của núi

(GLO)- Khi những cơn mưa cuối mùa khép lại báo hiệu mùa khô Tây Nguyên đã đến, những dải hoa dã quỳ (còn có tên cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại,…) bắt đầu vươn mình khoe sắc. Những đóa hoa dã quỳ nhỏ bé, tràn đầy năng lượng và sức sống, tạo nên những dải sóng đồi vàng rực, mê hoặc lòng người.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nhớ mùa cà phê

(GLO)- Lâu lắm rồi, tôi mới có 1 ngày nghỉ rớt vào giữa tuần. Vui vẻ tận hưởng ngày nghỉ đột xuất cũng là một cách để hưởng thụ cuộc sống. Tôi lấy điện thoại ra gọi bạn. Sau một hồi chuông dài, tôi nghe tiếng bạn giữa vô số thanh âm ồn ào. Bạn nói đang bận hái cà phê.