Phố núi tình thân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Vẻ đẹp hoang sơ

Sinh ra và lớn lên ở Pleiku nên tôi luôn mang trong mình một tình yêu và niềm tự hào về vùng đất nên thơ này. Pleiku luôn mang lại cho người ta một cảm giác bình an và tĩnh tại bởi vẻ đẹp hoang sơ vốn có. Khi có bạn tới Pleiku, tôi thường dẫn bạn đi tham quan những điểm đến thú vị của phố núi.

Hầu hết bạn bè của tôi khi đến với Pleiku đều bày tỏ niềm yêu thích nơi này bởi thành phố không náo nhiệt xô bồ mà khí hậu thì mát mẻ. Pleiku nói riêng, Gia Lai nói chung càng làm cho bạn tôi mê đắm, choáng ngợp trước sắc vàng của hoa dã quỳ hay những cánh đồng cỏ lau, cỏ đuôi chồn bát ngát vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô.

Nhà thơ-họa sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn (Đà Nẵng) khi đến Pleiku, đứng trước không gian bao la của núi đồi và cỏ, đã thốt lên: “Cảnh thiên nhiên hoang sơ mộc mạc, vùng mây trắng lơ là khắp trời, cỏ lau đùa với gió heo may, lòng người thì muốn ở lại mãi nơi này”.

12-2422.jpg
Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Còn nhà văn Phong Điệp (Báo Nhân Dân) thì tâm sự: “Tôi đến Gia Lai vào khoảng năm 2002-2003. Khi đó, Gia Lai còn mộc mạc, nguyên sơ. Trung tâm thành phố rất ít nhà cao tầng. Đi về các huyện, dọc hai bên đường là bạt ngàn cà phê, hồ tiêu… thảng hoặc mới gặp đôi ba nóc nhà khiêm nhường nằm khuất lấp sau màu xanh rì của nương rẫy tốt tươi.

Sau hơn 20 năm trở lại, Pleiku đón tôi bằng một ngày nắng trong vắt, vàng sánh như mật. Trung tâm thành phố sầm uất nhưng không hề có cảm giác xô bồ. Trên con đường tỏa về các huyện, hoa dã quỳ rực rỡ, tận hiến trước khi mùa gần cạn. Bà con Bahnar, Jrai đón chúng tôi vào nhà, ân cần, niềm nở như người thân trở về. Ngồi bên hiên nhà thơm mùi nắng, thơm mùi đất bazan, nghe tiếng trẻ ríu rít, tôi biết mình đã phải lòng mảnh đất nơi đây”.

Mảnh đất tình thân

Du khách đến với Gia Lai không phải chỉ để được ngắm cảnh đẹp mê hồn của hàng thông trăm tuổi; những hàng chè xanh thẳng tít tắp trên sườn đồi thấp thoáng trong sương mờ; một núi lửa Chư Đang Ya rực rỡ dã quỳ; hồ T’Nưng tĩnh lặng, trong vắt như gương của “đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy”; ngôi chùa Minh Thành lớn nhất miền Trung-Tây Nguyên với phong cách kiến trúc Nhật Bản hay thác K50 hùng vĩ, hoang dã... mà còn bởi tình cảm, tính cách phóng khoáng, đầy hào sảng của con người nơi đây.

Chắc hẳn khi đến Pleiku ai cũng sẽ nhận được những nụ cười thân thiện, những con người nhiệt tình sẵn sàng giúp đỡ. Bạn tôi lên Pleiku vào một sáng mùa đông, ngắm những vạt dã quỳ đầu mùa đang rung rinh giọt sương ban mai e ấp nở.

Đi ăn những món thật ngon của phố, ngồi thật lâu nơi quán cóc bên đường, bạn không may để quên cái laptop và máy tính bảng ở quán. Đến lúc phát hiện mình quên thì đã quá buổi, bạn quay lại quán để hỏi nhưng không hy vọng nhiều, vì quán rất đông khách. Nhưng vừa tới quán đã thấy chị chủ tươi cười đưa đồ cho bạn, bảo thấy bạn để quên mà gọi không kịp. Qua đó, bạn đã có thêm rất nhiều tình cảm cho con người nơi đây.

Nhà văn Tống Phước Bảo (TP. Hồ Chí Minh) rất yêu mến con người cũng như vùng đất Pleiku. Anh cho biết: “Lần đầu tiên tôi đến Gia Lai là những năm tháng tuổi trẻ ruổi rong theo đám bạn có “máu” phượt. Gia Lai cho tôi những sáng se lạnh, thong dong nơi góc phố, nhấm nháp cà phê và nhìn thời gian chầm chậm trôi. Thú thực, tôi thích Gia Lai từ khi đó. Lần thứ 2 tôi đến Gia Lai là cách đây 5 năm, trong một chuyến đi từ Gia Lai để lên một huyện miền núi Quảng Nam cứu trợ người dân trong cơn lũ quét.

Gia Lai vẫn hiền và dễ thương bởi những người bạn có tính cách phóng khoáng đã hỗ trợ tôi chuyến vượt cung đường Trường Sơn đầy nguy hiểm khi đó. Tôi may mắn trên hành trình sống và ruổi rong lại được làm quen với nhiều người bạn Gia Lai luôn nhiệt thành mỗi khi tôi đến với đất này. Tôi tin mình sẽ còn thêm nhiều lần chạm đất Gia Lai”.

Còn nhà văn Trần Gia Bảo-Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi Trẻ, khi đến vùng đất cao nguyên đầy gió đã không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp và con người nơi đây: “Từ trung tâm Pleiku, leo lên xe máy chạy mươi phút là gặp hồ, gặp núi, gặp rừng cây. Những con phố, dốc cao, dốc thấp, mây mù, sương núi cứ sà xuống như ôm hết mọi nỗi cô đơn. Đi muôn phương, nhưng lòng tôi luôn nhớ nơi ấy để quay về, dù không phải nhà, nhưng vẫn là nhà. Vì tôi đã gửi lại một phần trái tim mình cho những yêu thương, ấm áp, chân tình”.

Những ai đã từng đến Pleiku thì đều có một điểm chung là rất yêu mến vùng đất này và muốn quay trở lại. Một vùng đất yên bình, hào sảng, thân thiện, là nơi giao thoa giữa văn hóa, lịch sử và hiện đại, giữa thiên nhiên và con người. Vùng đất đã hóa tâm hồn cho những tình thân đã ghé đến nơi này giống như những câu thơ trong bài “Tiếng hát con tàu” của nhà thơ Chế Lan Viên: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Cỏ mùa xuân

(GLO)- Tôi đi cùng chiều trên cánh đồng tươi xanh và mềm mượt cỏ. Bàn chân, ánh mắt và cả tâm hồn đều chạm vào sắc màu của loài cỏ biếc. Tôi nghiêng xuống thật gần, nghe mùa thức dậy căng đầy và xôn xao niềm nhớ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Góc bếp, hiên nhà

(GLO)- Góc bếp, hiên nhà có lẽ là nơi yêu thương chăm chút nhất thuộc về người phụ nữ của gia đình. Mà thực ra, có người phụ nữ nào là không thuộc về gia đình, dù ít hay nhiều, dù hiện đại hay truyền thống.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nét chữ đầu xuân

(GLO)- Sau chuỗi ngày đông giá lạnh, tia nắng ấm áp mùa xuân đánh thức tất thảy những nụ mầm. Luồng sinh khí mới thổi qua như một cuộc chuyển giao âm thầm mà mãnh liệt. Một vòng tuần hoàn lại bắt đầu cho những ước mong.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít trầu cau

(GLO)- Mỗi dịp trong nhà có việc trọng, soạn mâm cỗ cúng, bao giờ cha cũng nhắc chị em chúng tôi chuẩn bị một lễ trầu cau. Nhà tôi ở phố, dù đất đai không rộng nhưng luôn trồng một cây cau và thả mấy dây trầu dưới gốc cho chúng vấn vít leo lên thân cau.

Mùi bếp, mùi tết

Mùi bếp, mùi tết

Cuối năm, gió đã chuyển mùa. Cái lành lạnh len lỏi trong từng nhành cây, ngọn cỏ và luồn qua từng kẽ hở bên khe cửa tràn cả vào ngóc ngách từng gian nhà. Trong không gian êm đềm, tôi cảm nhận rõ mùi bếp, mùi Tết đang về trên từng căn bếp nhỏ.

Thẳm sâu miền Tết

Thẳm sâu miền Tết

(GLO)- Ngay lối về nhà tôi, xuyến chi đã bung sắc hai bên đường. Mùi hương trầm loang trong gió xa. Thoảng trong gió, vị mứt gừng cay nồng lên những ngày cuối năm.

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

(GLO)- "Xuân về trên bazan" của tác giả Ngô Thanh Vân tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân, của sự đổi mới và hy vọng. Những hình ảnh "mầm non ngậm giọt sương mai", "lá hát điều gì mê say trong gió"... mang đến cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng, như làn sóng dịu êm của thiên nhiên đón chào một mùa xuân mới.

Cõi hoa vàng

Cõi hoa vàng

(GLO)- Không biết đã bao lần tôi thả bước giữa những đồi chè Biển Hồ xanh ngát. Nơi ấy có những cây muồng già sum suê tỏa bóng, đan xen trong vườn chè. Mùa hoa muồng nở rộ, những chùm hoa vàng dắt díu, đung đưa, ánh lên trong nắng sớm. 

Về nhà

Về nhà

Mấy cơn gió rượt đuổi nhau làm trời đêm mát rượi. Tân ngủ mê trên ghế bố kê cạnh chiếc xe khách mặc kệ cho phía bên kia đường mấy bài hát xuân vẫn ra rả vọng ra từ chiếc loa kẹo kéo.

Ký ức yêu thương

Ký ức yêu thương

(GLO)- Những ngày trời lạnh như thế này, tôi thường có thói quen co ro trong chăn ấm và để ký ức thức dậy cùng biết bao kỷ niệm thời thơ ấu. Ký ức ngọt ngào, chan chứa yêu thương ấy luôn khiến lòng tôi mềm mại, ấm áp đến lạ kỳ.

Cây sẽ cho lộc

Cây sẽ cho lộc

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.

Minh họa: Huyền Trang

Gió qua sông…

(GLO)- Tôi ngồi trên một cù lao giữa thênh thênh sông nước miền Tây. Bốn bề ngăn ngắt màu xanh cây trái phủ sẫm cả một vùng. Con sông rộng mênh mông, phải nheo mắt mới nhìn thấy dáng phố xa xa khuất lấp sau những miệt vườn. Gió chênh chao lướt qua mặt sông.

Lên núi trồng cây

Lên núi trồng cây

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.