Mai rời xa, chắc nhớ lắm nơi này

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đời người là những chuyến đi. Nghĩ đến ngày nghỉ hưu, về quê tìm chốn an yên tuổi già, chắc là tôi sẽ nhớ lắm Gia Lai.

1. Biết làm sao thoát ra được nỗi ám ảnh trên chuyến xe đò nén chật người, mui chất đầy hàng hóa, gia súc, gia cầm… ì ạch vượt đèo, lượn dốc, ôm cua khó nhọc nhả khói đen sì trong tiếng động cơ gầm ghì mà vẫn không át được những hơi thở nén dồn, gương mặt lo lắng của bao hành khách trên chuyến xe lần đầu tôi đến với Gia Lai.

Nhưng ngoài kia, qua khe cửa hẹp gió lùa, mưa giăng mắc, tôi thấy điệp trùng xanh, thăm thẳm xanh của núi, của rừng, của vườn rẫy. Chậm trôi qua tầm mắt, xa xa, những ngôi nhà nhỏ nằm chông chênh trên nền đất nghiêng nghiêng, trập trùng mà sau này tôi mới biết đó là nhà rẫy. Một Tây Nguyên xanh, hoang sơ, hùng vĩ… từ trang sách đã đọc, lời kể được nghe, định hình trong trí tưởng tượng phần nào hiện ra trước mắt.

Là cảm giác khá mạnh khi ngồi sau xe đạp thồ chừng như không phanh trôi xuôi con dốc Diệp Kính từ Bến xe liên tỉnh. Mắt chỉ dám khép hờ mặc cho gió mưa va đập, nhà hai bên đường võng chùng xô vào gió, ngã vào mưa. Đó là ấn tượng lần đầu tôi đến với phố núi Pleiku!

Là cảm nhận về mưa. Mưa như trút nước, như muốn loại bỏ, cuốn trôi những gì vướng đọng. Mưa nối ngày vào đêm, tưởng như không gian và thời gian được lượng hóa bởi mưa. Mà lạ thay, chỉ một lúc nắng lên tất thảy đã thay đổi bằng gương mặt tinh khôi, rạng ngời bởi màu xanh của đất. Mùa mưa cũng là mùa cây trái chín với sắc hương và vị vượt trội so với cùng loại được chăm trồng từ miền đất khác.

kham-pha-nui-ham-rong-gia-lai-voi-view-ngam-tron-pleiku-4-1659630372.jpg
Đường đến Ngã ba Hàm Rồng, TP. Pleiku. Ảnh: Internet

Tôi tưởng mình lạc vào “động hoa vàng” dẫu mấy lần đưa tay dụi mắt để không tự huyễn rằng mình là chàng nho sinh Từ Thức. Ôi cái sắc vàng của dã quỳ ngờm ngợp trùm phủ núi Hàm Rồng, dọc dài các cung đường dẫn vào, tỏa ra quanh núi đã đi vào thơ, vào nhạc, vào cảm thức không thành lời đâu chỉ dành riêng cho giới nghệ sĩ. Tôi tưởng như bị vây bọc, lạc bước vào một thế giới khác, dẫu chẳng có bướm vàng dẫn lối hay thấp thoáng dáng xa sơn nữ chân trần.

Tôi sẽ nhớ lắm mùa nắng gió hiện hữu trên tóc trẻ con ở làng màu râu bắp, tóc người già rối bù cùng làn da đen sậm. Đi ngang qua mùa khô đất bazan bong tróc, tơi ra thành bột mịn theo gió thốc mà mịt mù bụi cho không gian đỏ nhờ, cảnh vật lấm lem.

2. Sẽ nhớ lắm làng Jrai, Bahnar đã từng qua đêm trong những ngôi nhà sàn không liếp ngăn, có góc bếp dù vùi than giữ hơi ấm hay bập bùng ngọn lửa đều tìm thấy hình ảnh người bà, người mẹ, người chị tảo tần, nhẫn nại gìn giữ nếp nhà. Làm sao tôi dám quên ghè rượu sóng sánh nước, chuyền tay nhau vít cần đứt chân cang mỗi khi về làng không là khách của riêng ai mà là khách của làng.

Đọng mãi trong tôi có một Gia Lai mùa lễ hội gắn với vòng đời để chia vui, sớt buồn của các tộc người sinh sống tại chỗ lâu đời. Trong giấc mơ hay trằn trọc đêm dài sẽ ngân rung âm vang cồng chiêng, có vòng xoang mở rộng, chập chờn sắc áo thổ cẩm, chập chờn nhà rông quanh ánh lửa bập bùng.

Bạn bè tôi, nhiều gương mặt thân thương, còn giữ lại cho nhau hồn hậu tình người đi qua thời gian. Trân quý biết bao khi một mai kia nhận được lời thăm hỏi, dặn dò, vấn an hay bất ngờ ghé thăm sau thời gian xa cách. Và khi đó, nỗi nhớ Gia Lai sẽ lắng lại, thật gần, dịu êm.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Ảnh minh họa: Minh Lê

Mây giăng mắt núi

(GLO)- Qua ngày lập đông, còn bao nhiêu heo may gió cũng mang về theo mùa hun hút. Trên đầu dốc, cây bằng lăng núi lá đã chuyển thành màu đỏ sậm như những nốt son ấm áp giữa bao la xanh. Và mây ở đây, bốn mùa cứ lờn vờn khắp các triền đồi.

Vũ khúc cao nguyên

Vũ khúc cao nguyên

(GLO)- Tháng 11, dã quỳ xúng xính váy hoa bung xòe nơi cao nguyên đất đỏ. Dã quỳ như cô gái nhỏ vẫn chung tình thao thiết với cái hẹn nắng lộng, trời xanh.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.

Ký ức của ba

Ký ức của ba

Bảng khám bệnh điện tử hiển thị con số 106, tôi ngó quanh quất tìm ba tôi. Ông già lại đi lung tung đâu đó. Tôi hớt hải chạy quanh sảnh bệnh viện: “Kia rồi”, chiếc áo kaki màu xanh bộ đội.

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Mùa nấm mối

Mùa nấm mối

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.

Dã quỳ trong sương đêm

Dã quỳ trong sương đêm

(GLO)- Dã quỳ là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh. Khi gợi nhắc sắc hoa màu nhớ, người ta thường nghĩ đến màu vàng rực rỡ trong nắng ban mai, trong buổi bình minh hé giấc hay rực ấm lúc chiều tà.

Thương hoài bếp lửa

Thương hoài bếp lửa

(GLO)- Ở quê, mẹ tôi vẫn dùng bếp củi. Mỗi lần về quê, tôi rất thích ngồi bên bếp lửa ấy, thi thoảng lại dụi đầu vào vai mẹ. Ngọn lửa tí tách reo vui gọi về trong tôi biết bao kỷ niệm ấu thơ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn quê giữa phố

(GLO)- Chẳng biết chủ vườn là ai nhưng tự nhiên lại thấy mến khi họ đã mang chút hương đồng gió nội vào chốn phố xá chật chội. Vườn có rau cải ngồng, diếp cá, rau lang, chuối xanh... Bao nhiêu món rau quê cứ thế bày biện.

Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Khúc ca trên đồi

(GLO)- Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Ký ức rạ rơm

Ký ức rạ rơm

Tôi đã sống trọn một ngày ở ngôi làng xa lạ ấy. Đó là quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vui vẻ với một người đã mệt nhoài, rã rượi với công việc, đã ho khan với khói bụi thành phố.

“Gió mùa đông bắc se lòng”

“Gió mùa đông bắc se lòng”

(GLO)- Những ngày này, trời trở lạnh. Những cơn gió đượm sắc đông thấm sâu vào từng góc phố, hàng cây, ngôi nhà... Người ta thường nói rằng, khi đông về, trong lòng mỗi người dường như thường dâng lên một nỗi buồn man mác.

Áo bà ba

Áo bà ba

(GLO)- Đang mua hàng thì bỗng nhiên tôi cảm thấy có người phía sau nhìn mình. Tôi quay đầu lại và bất giác mỉm cười chào chị.