Thương những bờ xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Từng có những bờ xanh thật xanh, mãi cứ ngời biếc ở một khoảng nào đó trong tâm thức chúng tôi, những đứa trẻ đã từng lớn lên giữa trong lành xa xưa ấy.

Buổi sớm chớm thu. Không khí vẻ như đã dịu bớt đi phần nào cái gắt gao của nắng hạ. Nơi chúng tôi ngồi sát bên cánh đồng. Không gian thoáng đãng, hương lúa non thoảng trong gió mang đến cảm giác thật dễ chịu. Có lẽ không gian hôm ấy đã đưa chúng tôi trở về với câu chuyện của những ngày tháng đã xa, vừa đầy nhớ thương, vừa có chút gì đó như tiếng thở dài, tiếc nuối.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Dường như sau tất cả những áo cơm phố thị, con người có nhu cầu được trả mình về với thiên nhiên, để cân bằng lại cảm xúc. Thử mường tượng một ngày dài đối mặt với những bức tường cao ngất, phòng máy lạnh kín bưng, ngột ngạt và bí bách. Những buổi chiều tan sở, chen lấn trong dòng người và xe cộ đặc quánh khói bụi. Đêm nhốt mình trong mấy mét vuông với vài trò giải trí công nghệ được lập trình sẵn…

Một chuỗi những ngày dài lặp đi lặp lại như vậy. Lâu dần, cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao? Không chỉ cuộc sống nơi phố thị, mà có lẽ, ai cũng có thể nhận thấy những đổi thay ở các làng quê, khi màu xanh cứ dần bị thay thế bởi bê tông gạch ngói. Cái màu xanh của những bờ những giậu cứ dần dần rời xa…

Nơi tôi thích nhất là vườn nhà. Một khu vườn không quá rộng, chỉ vừa đủ để thắp lên những niềm vui bé nhỏ. Ở một góc, cây xoan như một người báo mùa thật chính xác. Khi những ngón cành gầy guộc vươn giữa vòm trời xam xám bắt đầu lấm tấm những lộc xanh, ngay sau đó, những chùm hoa tim tím như khói sương sẽ xuất hiện. Cùng với đó là hoa cam, hoa bưởi. Không gian như được ướp bởi hương hoa. Nhưng sức sống căng tràn nhất phải là những ngày hè, nhìn đâu cũng thấy một màu xanh mát mắt. Chúng tôi có thể trèo lên những chạc cây, vắt vẻo ngồi chuyện trò.

Chẳng có chùm quả nào lọt qua được những cặp mắt tinh ranh ngày ấy. Những quả ổi chi chít dấu móng tay nằm lơ lửng trên cành chờ mùa thu nối bước. Những con mắt lá mở ra một trời ước mơ trong khu vườn rợp bóng cây xanh có lẽ đã góp phần đưa những bước chân chúng tôi trên khắp nẻo đường đời.

Ngày ấy, nhà cách nhà bởi những bờ giậu xanh ngắt. Người ta thường dùng cây chè lam, râm bụt hoặc tre trúc để trồng làm ranh giới. Chúng tôi luôn vạch một lỗ hổng nhỏ trên những bờ ranh giới ấy làm lối qua lại nhà nhau, chẳng mấy khi đi vòng theo lối ngõ. Bên này đứng nói chuyện với bên kia, hoặc chỉ cần ới nhau một tiếng là đã có thể tụ tập.

Những bờ xanh nơi những con ngõ nhỏ ấy còn là nơi hò hẹn của biết bao lứa đôi. Các anh chị lớn ngồi nói chuyện, đám trẻ nhỏ chơi trốn tìm, rúc rích trong những bụi cây. Làng quê như đẹp hơn lên trong những đêm trăng biếc xanh.

Chúng tôi nhắc lại chuyện xưa. Nhớ từng cây ổi ở vườn nhà ai năm nào cũng sai quả và rất thơm ngon, cây táo vườn nhà nào trái vừa to vừa ngọt, cây bún cạnh bờ sông đã chứng kiến chúng tôi lần lượt biết bơi, khóm tre nơi đầu ngõ đã từng là nơi các bà, các chị đi làm đồng về ngang ngồi hóng gió…

Giờ tất cả đã không còn nữa. Ngồi nhìn ruộng đồng ngày càng bị thu hẹp, nhường chỗ cho những công trình hiện đại. Bờ tre, bụi duối mất dần, thay vào bằng những bức tường rào kiên cố. Tình làng nghĩa xóm vẫn như từ bao đời nay, ấm áp và gần gũi. Nhưng có gì đó xon xót, như là nỗi tiếc nhớ những điều đã ăn sâu cắm rễ vào đời sống để tạo nên một phần hồn cốt cho làng quê, cứ dần xa vắng mất.

Cuối buổi gặp, khi câu chuyện mãi cứ xoay quanh những bờ xanh vương vấn ấy, một người bạn bảo rằng đang dự định thắp dần lại màu xanh cho đường làng ngõ xóm bằng việc sẽ đi tìm và trồng lại những loài cây đã từng thân thuộc khi xưa.

Tôi ngước nhìn ra cánh đồng, nơi những thảm lúa đang gối đầu lên nhau trải dài trước mắt. Cạnh đấy là dòng sông, mặt nước khẽ dợn sóng đẩy đám lục bình khẽ dạt vào cạnh bờ. Tất cả như biếc hơn lên trước mắt tôi.

Người ta bảo màu xanh là màu của hy vọng. Lòng tôi cũng thắp lên chút hy vọng cho lần trở về sau, biết đâu tôi lại được ngồi dưới một vòm xanh mát dịu mà nhớ lại đôi điều đã từng hiện diện.

Có thể bạn quan tâm

Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Tháng Chín yêu thương

Tháng Chín yêu thương

Ngày đầu tiên của tháng Chín, tôi đi trong nắng thu vàng mà lòng trào dâng nhiều cảm xúc. Xin gửi lời chào tháng mới yêu thương, với Tết Độc lập của dân tộc và những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ hè.

Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Nhà

Nhà

(GLO)- Bạn từ phố về quê chơi. Suốt đêm đầu tiên, tôi nghe tiếng bạn trở mình, lục đục đi ra, đi vào. Sáng dậy, mắt bạn đỏ kè, ngồi uống cà phê còn ngâm nga câu: “Thức đêm mới biết đêm dài”.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Bao la tình mẹ

Bao la tình mẹ

Chị không thương con như cách những người mẹ khác hay làm, nhưng chị là một người mẹ vĩ đại. Đó là những gì mà tôi và nhiều người nhìn thấy ở chị- một người phụ nữ bị thiểu năng trí tuệ, yếu thế trong xã hội.
Làng tôi

Làng tôi

(GLO)- Chuyến về quê lần này, tôi theo vợ chồng chú em Huỳnh Văn Hòa ra ruộng mướp vào một sáng mùa hè để tận hưởng không gian thoáng đãng cùng người làng tôi, đất làng tôi.
Ngày hè đã xa

Ngày hè đã xa

(GLO)- Khi những cơn gió Lào bắt đầu xao xác rặng tre gầy, cái ran rát đã cảm nhận được trên da thịt cũng là lúc ngày nghỉ hè chính thức bắt đầu.
Nhớ thu xưa

Nhớ thu xưa

(GLO)- Ngày ấy, khi những cây mù u trong vườn nhà nở chùm hoa trắng phảng phất hương thơm thì tôi biết trời đã sang thu.
Thân thương quà tặng

Thân thương quà tặng

(GLO)- Tặng quà và nhận quà là một phần trong cuộc sống của mỗi người, trong mọi nền văn hóa. Dù ở hoàn cảnh khác nhau, món quà không giống nhau, nhưng tình cảm dành cho nhau luôn là điều đáng quý.
Nỗi lo mùa mưa

Nỗi lo mùa mưa

(GLO)- Hồi trước, vào những ngày mưa dầm, má tôi thường nhìn trời mà than: Mưa vầy đồng ngập nước hết, lúa hư lấy gì mà ăn đây!
Gác bếp ngày mưa

Gác bếp ngày mưa

Nhìn cơn mưa đổ xuống như trút mà hắn thở dài. Cả tháng nay mưa liên miên. Mưa lang thang qua những mái ngói nâu trầm, rỉ rả trong từng kẽ hở của thưng ván.
Trốn tìm

Trốn tìm

(GLO)- Cách đây vài chục năm, quê tôi chưa có điện đường. Điện thắp trong nhà cũng chỉ là những bóng đèn sợi tóc với ánh sáng tù mù, yếu ớt. Tối tối, lũ trẻ con chúng tôi thường rủ nhau chơi trốn tìm.
Tản mạn ngày mưa

Tản mạn ngày mưa

Mưa buồn hay vui là tự cảm nhận của mỗi người. Với tôi, mưa đem lại những khoảng lặng tâm hồn để suy ngẫm về những gì đã và đang diễn ra trong cuộc đời mình, với những vui buồn.
Hương mùa thu

Hương mùa thu

(GLO)- Miền Trung quê tôi không có mùa thu như ngoài Bắc. Nhưng ấn tượng về mùa thu trong tuổi thơ tôi là mùa thị chín vàng ươm.
Căn bếp ngày xưa

Căn bếp ngày xưa

(GLO)- Con trai tôi từ nhà hàng xóm trở về với khuôn mặt đầy nhọ. Thằng bé nhoẻn miệng cười tươi, trên tay là củ khoai lang nướng. Con đưa tay quệt ngang trán, lớp nhọ trộn lẫn với mồ hôi khiến mặt càng thêm nhem nhuốc. Chỉ bấy nhiêu thôi mà lòng tôi lại rộn lên bao xúc cảm.