Dốc xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ngày trước, ở vùng núi quê tôi, đường thường không có tên, nhà cũng không có số, vậy mà ai cần cũng tìm được bởi chỉ có một mái nhà nằm lẻ loi ở bên kia sườn dốc. Người từ rừng ra thấy nhà tôi là có thể vào xin nước uống, sưởi ấm hoặc bắt chuyện.

Những năm ấy ở đây còn rất ít phương tiện đi lại, đường mòn nhẵn dấu chân, rừng rậm rạp. Còn nhớ, năm tôi vào lớp 1, ngày đầu tiên đi học, mẹ dặn dò đủ chuyện rồi nhẹ nhàng bảo: “Từ nay, con đường sẽ rất xa, phải thật sự vững lòng mới có thể theo được bước chân bè bạn”.

doc-xua-bb.jpg
Ảnh minh họa: MINH HUỆ

Kể từ đó, mỗi ngày, tôi có một thử thách với 2 cảm xúc đối nghịch: từ nhà vượt dốc đến trường, đón nhận những tia nắng ấm áp từ thung lũng, hòa vào tiếng cười của bạn bè, được đi đôi dép nhựa trên con đường phẳng phiu của thị trấn. Tan học, một mình lại kiên trì leo dốc về nhà. Đường về bao giờ cũng là đói, mệt và đá sỏi gập ghềnh. Cũng may còn có tiếng chim hót trong bụi cây, trời xanh và mây trắng.

Cứ sang bên này dốc, tôi lại thấy vẳng bên tai mình tiếng còi xe máy, tiếng chuông xe đạp, tiếng nói cười của người qua phố… Trong sự tĩnh lặng của rừng, mơ hồ dâng lên một mong muốn được vùng chạy sang sườn dốc bên kia để nhìn thấy thị trấn với những điều mới mẻ. Tôi lớn dần, những cảm xúc cũng sâu sắc hơn, ấn tượng về con đường đi học càng rõ nét.

Một hôm, cha tôi từ thị xã trở về, đặt trước mặt tôi bộ sách ôn thi. Tôi nhận ra trong mùi giấy mới thơm phức là những bài toán vô cùng hóc búa. Cha tôi bảo: “Bao năm qua, con vượt dốc đến trường. Nhưng đây là một con dốc vô hình nhưng cao lắm, con phải bền gan mới vượt được”. Câu nói đó khiến tôi thấm thía. Những đêm đông tung chăn bật dậy học bài, những ngày hè xoay trần trên tấm phản làm toán chính là câu trả lời của tôi.

Rồi tôi bắt đầu phải trọ học xa nhà. Từ trường phổ thông đến trường đại học, phố xá đông vui, áp lực và những niềm vui tạo nên sức hút khiến tôi cứ xa dần con dốc ấy. Ngay cả trong giấc mơ cũng vắng dần hình ảnh núi đồi, cây cỏ, sỏi đá. Ánh đèn thành phố, tiếng xe cộ, những ly cà phê, những hẹn hò tuổi trẻ… đã làm tâm hồn tôi thay đổi quá nhiều.

Những lá thư của cha vẫn được gửi đến tay tôi đều đều, dẫu lúc đó người người đều có điện thoại di động, nhiều bạn trẻ năng động đã lập blog và sau này là tài khoản mạng xã hội. Tôi biết ông thích những giá trị cũ, từ chiếc xe đạp, cái quạt đến ti vi… Loáng thoáng trong những dòng chữ cha tôi viết có nhắc đến dự án mở đường vào khu vực nhà tôi. Hai chữ “mở đường” khiến tôi nghĩ ngay đến san ủi, đào, lấp… với bụi bặm, từ mùa khô sang mùa mưa.

Bẵng đi một thời gian, tôi trở về và ngỡ ngàng: Con dốc xưa đã biến mất, cả những bụi cây dại với gai góc bám đầy gấu quần và những tiếng chim cũng không còn. Một nỗi buồn cùng tiếc nuối chợt dâng lên, dù tôi vẫn biết, cuộc sống vận động và con người luôn phải thích nghi.

Tôi đã vượt qua bao con dốc của thử thách và chiến thắng trong nhiều cuộc thi nhưng trong lòng vẫn mơ hồ: Ước gì mình được trở về con dốc ngày xưa, ước gì còn những trưa tan học, bụng đói, chân mỏi nhưng tâm hồn rộng mở đón tiếng chim hót, tiếng lá reo trong gió và sự hồn nhiên của xứ sở này.

Có thể bạn quan tâm

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Ảnh minh họa: Minh Lê

Mây giăng mắt núi

(GLO)- Qua ngày lập đông, còn bao nhiêu heo may gió cũng mang về theo mùa hun hút. Trên đầu dốc, cây bằng lăng núi lá đã chuyển thành màu đỏ sậm như những nốt son ấm áp giữa bao la xanh. Và mây ở đây, bốn mùa cứ lờn vờn khắp các triền đồi.

Vũ khúc cao nguyên

Vũ khúc cao nguyên

(GLO)- Tháng 11, dã quỳ xúng xính váy hoa bung xòe nơi cao nguyên đất đỏ. Dã quỳ như cô gái nhỏ vẫn chung tình thao thiết với cái hẹn nắng lộng, trời xanh.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.

Ký ức của ba

Ký ức của ba

Bảng khám bệnh điện tử hiển thị con số 106, tôi ngó quanh quất tìm ba tôi. Ông già lại đi lung tung đâu đó. Tôi hớt hải chạy quanh sảnh bệnh viện: “Kia rồi”, chiếc áo kaki màu xanh bộ đội.

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.