Lặt lá mai đón Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mỗi độ tháng Chạp, người dân quê tôi lại lặt lá mai cho nở kịp Tết. Quy tắc ấy người chơi mai ai cũng thuộc nằm lòng.

Trời sinh cây mai trồng tự nhiên không lặt lá vẫn nở hoa. Thế nhưng, ngắm hoa nở chen trong tán lá xanh, sắc xanh át mất sắc vàng mai thì sẽ mất đi vẻ đẹp vốn có của hoa, của cây. Hoa mai đúng nghĩa phải bật nụ, bung khoe sắc vàng “độc tôn” trên những cành gân guốc.

lat-la-mai-don-tet-bg.jpg
Minh họa: HUYỀN TRANG

Được thêm dáng hình cổ thụ, những cội mai thế lại càng quý; nhưng tối thiểu cũng phải đáp ứng yêu cầu cành/nụ/hoa chưa có lá chen ngang. Và, để có cội mai vàng lá rụng hoa nở vàng rực rỡ đúng mấy ngày đầu năm không thể không cần sự can thiệp của con người. Can thiệp bằng chăm bón: uốn, tỉa, nước, phân… đúng thời điểm trong năm. Đương nhiên, thêm “cú hích” cuối cùng cực quan trọng khi tháng Chạp sang, ấy là lặt lá.

Nhà tôi trồng nhiều mai, cả mai rừng lẫn mai tứ quý. Mỗi giống mai cần một thời điểm lặt lá khác nhau. Thời điểm ấy, chính xác khi nào thì ông nội tôi là người rõ hơn cả. Trước khi mất, ông “truyền nghề” lại cho ba tôi. Vậy nên, cứ tháng Chạp, tôi lại đội nón lá mặc áo mưa theo ba ra vườn lặt lá mai.

Mai rừng lặt lá đầu tiên, thường ngay những ngày đầu tháng. Có cây tự rụng trụi trơ, chỉ còn lẻ tẻ trên cành ít lá ngả màu vàng úa; nhưng cũng có cây lá dày đặc, xanh um. Ba nhìn tới nhìn lui, quan sát kích cỡ những chiếc nụ hoa xinh xinh lấp ló ngọn cây, rồi chỉ vào cây mai có nụ nhỏ nhất nói tôi lặt trước. Nhẹ nhàng và tỉ mẩn, những chiếc lá được 2 cha con bứt lìa cành tanh tách.

Nhớ lần đầu “ra trận”, tôi được ba hướng dẫn: lặt lá mai phải lặt ngược, kéo theo chiều từ ngọn xuống gốc để lá rụng dứt khoát, không kéo gãy cành đang có nụ hoa.

Mỗi khi sơ ý kéo gãy mất một nụ màu xám như cái búp sen nhỏ xíu xiu, mặt ba lại nhăn riết, chắp hít tưởng chừng như bị gãy mất… ngón tay. Ngạc nhiên, tôi hỏi: “Gãy mất một nụ thì ăn thua gì đâu ba, trên cây nụ vẫn còn mà”. “Thế con có biết để có nụ hoa ấy người trồng phải chăm mai mất bao lâu không, một năm ròng rã đó con.

Thêm nữa, một nụ hoa thấy xíu xiu nhưng từ đó sẽ nở bung ra cả chùm hoa rực vàng”. Sau này, để ý quá trình phát triển, bung hoa của cây tôi càng hiểu hơn lời ba. Cũng từ đó tôi biết quý những nụ mai xám mốc đầu cành và cẩn trọng hơn khi bứt lá, tránh làm gãy nụ.

Mai tứ quý thì lặt muộn hơn, khoảng từ mùng 10 đến 20 tháng Chạp. Khác với mai rừng, mai tứ quý không bao giờ có chuyện tự rụng lá. Bộ lá mai nhỏ nhắn mép răng cưa cứ dày đặc mướt xanh trên cành nên lặt rất tốn thời gian.

Những cây mai to, 2 cha con phải bắc ghế, bắc thang cả buổi, thậm chí cả ngày mới lặt xong. Nụ mai tứ quý không giống mai rừng, nó bé xíu như mũi kim trốn trong nách lá. Quen mắt lắm mới nhìn thấy chứ “tay ngang” lần đầu dòm cây thì đừng hòng.

Việc lặt lá mai đã trở thành nếp quen của gia đình tôi mỗi độ Tết về. Nhìn những cây mai đã lặt hết lá phơi nhánh cành cứng cáp trong chiều cuối đông tự nhiên thấy đẹp lạ lùng. Một vẻ đẹp của thì tương lai được hứa hẹn từ hiện tại khi hiểu ra: bên trong những nhánh cành xám mốc kia đang chuyển lưu dòng nhựa sống để những nụ hoa bừng thức mấy tháng ròng thiếp ngủ.

Nhựa ấy sẽ dần tràn căng, thôi thúc vỡ bung nụ mẹ, nuôi lớn nụ con, để khi năm mới bước sang, những nhánh cành khô khẳng kia bỗng đột ngột chuyển mướt sắc xanh, rực sắc vàng như một phép hồi sinh kỳ diệu làm say đắm nhân gian. “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”, nghe kể ông tôi một đời đắm đuối với hoa mai. Ba tôi cũng vậy. Và giờ đến lượt tôi. Hình như tôi cũng trót đắm đuối cùng hoa mất rồi.

Có thể bạn quan tâm

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Ảnh minh họa: Minh Lê

Mây giăng mắt núi

(GLO)- Qua ngày lập đông, còn bao nhiêu heo may gió cũng mang về theo mùa hun hút. Trên đầu dốc, cây bằng lăng núi lá đã chuyển thành màu đỏ sậm như những nốt son ấm áp giữa bao la xanh. Và mây ở đây, bốn mùa cứ lờn vờn khắp các triền đồi.

Vũ khúc cao nguyên

Vũ khúc cao nguyên

(GLO)- Tháng 11, dã quỳ xúng xính váy hoa bung xòe nơi cao nguyên đất đỏ. Dã quỳ như cô gái nhỏ vẫn chung tình thao thiết với cái hẹn nắng lộng, trời xanh.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.

Ký ức của ba

Ký ức của ba

Bảng khám bệnh điện tử hiển thị con số 106, tôi ngó quanh quất tìm ba tôi. Ông già lại đi lung tung đâu đó. Tôi hớt hải chạy quanh sảnh bệnh viện: “Kia rồi”, chiếc áo kaki màu xanh bộ đội.

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.