Học sinh trường THCS Tôn Đức Thắng hào hứng trải nghiệm gói bánh chưng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 24-1, Trường THCS Tôn Đức Thắng (xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngoại khóa “Xuân ấm áp-Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Gia Lai” với hoạt động thi gói bánh cổ truyền Việt Nam.

Bánh chưng, bánh tét là món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt. Nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu và trân trọng giá trị văn hóa này, Trường THCS Tôn Đức Thắng tổ chức hoạt động ngoại khóa gói bánh chưng, bánh tét thu hút 14 lớp của 4 khối tham gia. Mỗi lớp chọn 8 học sinh và 1 phụ huynh để gói 2 bánh chưng và 1 cây bánh tét. Sau khi hoàn thành, mỗi lớp cử 1 đại diện thuyết trình về sản phẩm trong 2 phút.

img-5559.jpg
Các bạn học sinh gói bánh chưng, bánh tét dưới sự hướng dẫn của phụ huynh. Ảnh: Chu Hằng

Chị Phan Thị Bình-Phụ huynh em Trần Bảo Nam, học sinh lớp 6B chia sẻ: "Tôi đến trường từ sớm để giúp các cháu chuẩn bị nguyên liệu gói bánh. Trước đó, các cháu đã tập trung ở nhà để học cách gói bánh nên hôm nay các cháu thực hiện nhanh và thành thạo. Qua hoạt động này, tôi nhận thấy các cháu không chỉ rèn luyện được tính cẩn thận, tỉ mỉ mà còn hiểu rõ hơn về giá trị và ý nghĩa truyền thống văn hóa của dân tộc".

Các em học sinh sử dụng các nguyên liệu như lá dong xanh, đỗ, gạo nếp, thịt heo... được các phụ huynh chuẩn bị chu đáo từ sớm để gói bánh trong khuôn viên sân trường đầy ắp tiếng cười, tiếng nhạc rộn rã. Sau 60 phút được các phụ huynh và cô giáo tận tình hướng dẫn, các đội thi đã hoàn thành những chiếc bánh với niềm vui hiện rõ trên nét mặt.

Em Nguyễn Hữu Tuấn-học sinh lớp 9A háo hức chia sẻ: “Hôm nay, nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa thi gói bánh chưng, bánh tét, em rất háo hức tham gia hoạt động này, em và các bạn có cơ hội tự tay gói những chiếc bánh. Ở nhà, vào mỗi dịp Tết, em thường phụ gia đình gói bánh. Tuy nhiên, qua buổi ngoại khóa lần này, em nhận ra nhiều điều thú vị và học được thêm nhiều kinh nghiệm hơn”.

img-5424.jpg
Các em học sinh lớp 6A cùng nhau gói bánh chưng. Ảnh: Chu Hằng
img-5644.jpg
Cô giáo chủ nhiệm và các em học sinh lớp 7A cùng nhau hoàn thành công đoạn cuối cùng của sản phẩm. Ảnh: Chu Hằng

Cô Đào Thị Tiên-Giáo viên chủ nhiệm lớp 9B chia sẻ: “Hoạt động gói bánh chưng đã mang đến cho tôi và các em học sinh nhiều trải nghiệm ý nghĩa. Từ những bước đầu, khi các em còn bỡ ngỡ và chưa biết cách làm cho tới khi chứng kiến các em đã tự tin hoàn thành tốt những chiếc bánh đẹp mắt. Qua buổi ngoại khóa này, các em học được những kỹ năng cần thiết và hiểu sâu hơn về giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Mong rằng sẽ có thêm nhiều chương trình ý nghĩa như thế này được tổ chức để không chỉ các em học sinh, mà cả cộng đồng có thể cùng chung tay lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống".

Trao đổi với phóng viên, thầy Lỡ Ngọc Thanh-Hiệu trưởng Trường THCS Tôn Đức Thắng cho biết: “Trong xu hướng giáo dục toàn diện, việc giáo dục truyền thống yêu nước cần bắt đầu từ việc giúp học sinh hiểu về văn hóa dân tộc. Vì vậy, dịp Tết cổ truyền của dân tộc năm nay, nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa gói bánh chưng. Thông qua hoạt động này, học sinh hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc, các em sẽ biết trân trọng, ứng dụng vào học tập và tiếp thu tri thức, từ đó phát huy văn hóa và tri thức một cách hiệu quả”.

Ngoài hoạt động gói bánh, trường còn tổ chức phần thi cho khán giả. Đồng thời, nhằm lan tỏa truyền thống "Thương người như thể thương thân", "Lá lành đùm lá rách", Trường THCS Tôn Đức Thắng đã trao quà Tết cho 14 học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

Quang cảnh thi gói bánh cổ truyền tại trường THCS Tôn Đức Thắng. Clip: Chu Hằng

Có thể bạn quan tâm

Những người kết nối thiện lành

Những người kết nối thiện lành

(GLO)- Trong bài “Một khúc ca”, nhà thơ Tố Hữu viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Thông điệp ý nghĩa ấy đã được nhiều người coi như lẽ sống, sẵn sàng sẻ chia, kết nối thiện lành, chung tay vì cộng đồng.

Diện mạo mới ở Ia Sao

Diện mạo mới ở Ia Sao

(GLO)- Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Sao (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) ưu tiên nguồn lực để xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, toàn xã có 2 làng được công nhận đạt chuẩn NTM và 2 thôn, làng hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM.

Kỳ tích những “chiến binh tí hon”

Kỳ tích những “chiến binh tí hon”

(GLO)- Mỗi trẻ sinh non, nhẹ cân là một “chiến binh tí hon”. Để những “chiến binh tí hon” ấy có một tương lai tươi sáng không chỉ cần sự tận tụy của đội ngũ y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai mà còn là sự kiên trì cố gắng của gia đình và sự giúp đỡ của cộng đồng.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Tết của người xa xứ

Tết của người xa xứ

(GLO)- Với những người sống xa quê hương, không khí sum vầy, đầm ấm bên gia đình chính là “vị của Tết”. Để rồi, dù sống ở đâu trên thế giới, họ vẫn da diết nhớ vị Tết quê nhà, đặc biệt là trong khoảnh khắc đón chào năm mới.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

(GLO)- "Dốc mùa xuân" là một bài thơ đượm sắc xuân và tình quê của Bùi Việt Phương. Ở đó, xen lẫn giữa kỷ niệm là những xúc cảm hoài niệm của một người con xa xứ về không khí Tết đầm ấm, yên vui ở quê nhà.

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...