Hơn 500 học sinh Kông Chro tham gia ngoại khóa đọc sách

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 29 và 30-10, Thư viện tỉnh Gia Lai phối hợp với Thư viện huyện Kông Chro tổ chức hoạt động ngoại khóa hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời năm 2024 với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”.

Hoạt động ngoại khóa diễn ra tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đak Kơ Ning (xã Đak Kơ Ning) cùng Trường Tiểu học và THCS Lê Hồng Phong (xã Ya Ma).

z5981137208158-4529a5e738dfb79fc40b1db6fc1c9cf0.jpg
Các em học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa đọc sách từ Thư viện lưu động. Ảnh: Phương Liên

Tại buổi ngoại khóa, hơn 500 học sinh của 2 trường đã được đọc sách miễn phí từ Thư viện lưu động với 5.000 bản sách ở các thể loại như: văn học, khoa học, tâm lí, rèn luyện thân thể, truyện tranh, truyện cổ tích… Đặc biệt, trên xe Thư viện lưu động còn có 10 máy tính kết nối mạng Internet để các em học sinh tra cứu thông tin và nâng cao kỹ năng về công nghệ thông tin.

Dịp này, Thư viện tỉnh đã tặng 100 đầu sách cho Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đak Kơ Ning, Trường Tiểu học và THCS Lê Hồng Phong (mỗi trường 50 đầu sách).

Hoạt động ngoại khóa đọc sách từ Thư viện lưu động đã giúp học sinh các trường có thêm nhiều kiến thức bổ ích, những phút thư giãn sau giờ học căng thẳng. Qua đó, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của sách, khơi dậy niềm đam mê đọc sách cho học sinh và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.

Có thể bạn quan tâm

Các thành viên Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đăk Rong (xã Đăk Rong) trao đổi kiến thức, kỹ năng giao tiếp. Ảnh: N.M

CLB thủ lĩnh của sự thay đổi: Sân chơi bổ ích cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Kbang phối hợp với một số trường học trên địa bàn ra mắt câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi”. Câu lạc bộ trở thành sân chơi bổ ích giúp các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thêm điều kiện giao lưu, bổ sung kiến thức, kỹ năng sống.

Trường học không điện thoại di động

Trường học không điện thoại di động

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM), nhiều năm giữ vị trí số 1 trong các trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất TP, cấm học sinh dùng điện thoại di động trong bao nhiêu năm qua, kể cả giờ ra chơi, ăn bán trú, nghỉ trưa.
Chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường

Chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường

(GLO)- Xây dựng văn hóa học đường là nội dung quan trọng để đổi mới giáo dục toàn diện. Hiện nay, các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) luôn chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường nhằm tạo nên thế hệ HS có đạo đức, lối sống đẹp, trở thành công dân tốt cho xã hội.