Sách về làng: Lan tỏa văn hóa đọc tới thiếu nhi vùng khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chương trình “Sách về làng” do Huyện Đoàn Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty TNHH Joy Foudation và Trường Đại học Văn Lang tổ chức chiều 14-9 tại Trường Tiểu học xã Uar đã mang lại niềm vui, giúp lan tỏa văn hóa đọc tới thiếu nhi vùng khó.
Đoàn trao tặng Trường Tiểu học xã Uar 10 kệ sách với 10.000 đầu sách các loại. Ảnh: Vũ Chi

Đoàn trao tặng Trường Tiểu học xã Uar 10 kệ sách với 10.000 đầu sách các loại. Ảnh: Vũ Chi

Ở đâu có sách, ở đó có tri thức

Dù là ngày nghỉ nhưng hơn 600 học sinh Trường Tiểu học xã Uar đã có mặt đông đủ tại trường để tham gia chương trình “Sách về làng” do Huyện Đoàn Krông Pa phối hợp với Công ty TNHH Joy Foudation và Trường Đại học Văn Lang tổ chức. Các em háo hức nhìn từng thùng sách mới tinh được vận chuyển, sắp xếp gọn gàng trên kệ sách trong thư viện và tủ sách tại lớp học.

Đây là lần thứ 2 chương trình “Sách về làng” đến với vùng khó Krông Pa sau lần đầu tiên được triển khai tại Trường Tiểu học xã Đất Bằng năm 2023. Chương trình đã góp phần lan tỏa văn hóa đọc và tạo sân chơi bổ ích cho các em nhân dịp Tết Trung thu đang đến gần. Theo đó, đoàn đã trao tặng Trường Tiểu học xã Uar 10 kệ sách với 10.000 đầu sách; trong đó 60% là sách giáo khoa với 400 bộ sách từ lớp 1 tới lớp 5 và 40% là sách truyện tranh, sách khám phá thiên nhiên, môi trường, rèn luyện kỹ năng sống…

Bên cạnh đó, đoàn cũng tổ chức 8 gian hàng với nhiều trò chơi có thưởng, trao tặng 450 phần quà gồm bánh trung thu, lồng đèn, đồ dùng học tập, đồ chơi cho các em học sinh; tặng 200 cây xanh xây dựng Tuyến đường thanh niên. Tổng giá trị toàn bộ chương trình gần 200 triệu đồng.

Reo vui khi tìm thấy quyển truyện ưng ý, em Ksor Lênin (học sinh lớp 4A) cho biết: “Lần đầu tiên em thấy thư viện có nhiều sách truyện đẹp và hay đến thế. Những quyển sách này rất phù hợp với lứa tuổi chúng em. Những buổi học tới đây, em sẽ tranh thủ đến trường sớm hơn để đọc sách và đọc cả trong giờ ra chơi nữa. Chúng em sẽ giữ gìn sách thật cẩn thận để nhiều bạn cùng được đọc”.

Còn em Nay H’LyNa (học sinh lớp 5A) bộc bạch: “Em rất thích đọc truyện cổ tích nhưng trước nay chỉ xin được những quyển truyện cũ. Nay các cô chú mang đến thư viện trường toàn sách truyện mới, em rất thích. Em sẽ đọc thật nhiều truyện để về kể lại cho các em ở nhà cùng nghe”.

Trường Tiểu học xã Uar hiện có 611 học sinh, trong đó 76% là học sinh dân tộc thiểu số. Đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên khoảng 30% học sinh thiếu sách giáo khoa vào đầu năm học mới, trong đó đặc biệt là các sách bộ môn.

Đoàn thiện nguyện cùng đoàn viên, thanh niên hướng dẫn các em đọc sách được trao tặng từ chương trình Sách về làng tại thư viện nhà trường. Ảnh: Vũ Chi

Đoàn thiện nguyện cùng đoàn viên, thanh niên hướng dẫn các em đọc sách được trao tặng từ chương trình Sách về làng tại thư viện nhà trường. Ảnh: Vũ Chi

Thầy Nông Vũ Toàn-Hiệu trưởng nhà trường thông tin: Để hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có đủ sách vở đến trường, nhà trường đã huy động các em học sinh có sách cũ không dùng thì ủng hộ cho tủ sách dùng chung tại thư viện trường để tặng lại cho học sinh nghèo đầu năm học mới. Tuy nhiên các sách này thường đã cũ, nhiều quyển bị mất trang, không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, chương trình “Sách về làng” được tổ chức tại trường có ý nghĩa vô cùng thiết thực.

Với sách giáo khoa, ngay tuần tới, nhà trường sẽ chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm rà soát số lượng những em thiếu sách, sách không đảm bảo chất lượng để bố trí mượn sách bổ sung. Với sách truyện, đây là nguồn bổ sung rất quý góp phần đa dạng hóa đầu sách trong thư viện nhà trường, giúp các em có thêm niềm vui trong học tập.

Trên cơ sở lượng sách được trang bị, nhà trường sẽ tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo sách nhằm khuyến khích các em đọc và cảm nhận, ghi nhớ nội dung sách; qua đó thúc đẩy văn hóa đọc, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Lan tỏa văn hóa đọc

Theo anh Nguyễn Siêu Hạnh-Giám đốc Công ty TNHH Joy Foudation, thông thường khi nhắc đến hỗ trợ vùng sâu, mọi người đều nghĩ đến việc quyên góp các loại nhu yếu phẩm hàng ngày như đồ ăn, thuốc men, quần áo….Riêng nhóm chọn 2 lĩnh vực là hệ thống nước sạch và sách làm quà mang tới trẻ em vùng sâu. “Đây là năm thứ 3, đoàn đến với huyện Krông Pa và là mùa thứ 2 tổ chức chương trình “Sách về làng”.

“Bên cạnh việc quyên góp, hỗ trợ điều kiện sống cơ bản như cái ăn, cái mặc, tôi cho rằng việc nuôi dưỡng ước mơ cho các em cũng là điều quan trọng. Thông qua chương trình, tôi mong muốn từ những cuốn sách được tặng, các em sẽ từng bước hình thành, nuôi dưỡng ước mơ và nỗ lực thực hiện ước mơ đó”-anh Hạnh kỳ vọng.

Chương trình Sách về làng giúp lan tỏa văn hóa đọc trong thiếu nhi vùng khó. Ảnh: Vũ Chi

Chương trình Sách về làng giúp lan tỏa văn hóa đọc trong thiếu nhi vùng khó. Ảnh: Vũ Chi

Đồng hành cùng với chương trình còn có 15 tình nguyện viên đến từ Trường Đại học Văn Lang. Chị Bồ Thị Thúy Nhàn-cán bộ phụ trách hoạt động sinh viên và quan hệ doanh nghiệp Trường Đại học Văn Lang-chia sẻ: Sau nhiều lần công tác ở vùng sâu, tận mắt thấy các em nhỏ ở đây thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện vui chơi, giải trí, vì vậy nhóm mong muốn những cuốn sách sẽ trở thành niềm vui cho các em, giúp giờ ra chơi trở nên ý nghĩa hơn.

“Sách về làng” cũng là cơ hội để các bạn tình nguyện viên lan tỏa thông điệp tích cực về sự cho đi. Một cuốn sách có thể thay đổi một cuộc đời, nhìn lại chương trình vừa được tổ chức thành công, sự hưởng ứng từ phía nhà trường, niềm vui của các em nhỏ, cả nhóm cảm thấy hạnh phúc, mọi mệt mỏi dường như tan biến.

Bí thư Huyện Đoàn Krông Pa Nguyễn Đức Tâm-cho hay: Phát triển văn hóa đọc trong thanh thiếu nhi vùng khó là một nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự chung tay, giúp sức của cả cộng đồng. Mặc dù mới được tổ chức mùa thứ 2 nhưng chương trình “Sách về làng” đã mang lại nhiều kết quả tích cực, không chỉ hỗ trợ các em học sinh vùng khó có thêm điều kiện đến trường mà còn lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Đây cũng là động lực để các cấp bộ Đoàn tiếp tục kêu gọi, trao thêm nhiều tủ sách cho các trường vùng khó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

(GLO)- Không ít người vừa mê trà vừa có thú sưu tầm ấm. Với họ, chiếc ấm không chỉ để pha trà mà còn là bạn tri âm, lặng lẽ đồng hành trong từng cuộc trà. Họ “dưỡng ấm” như nâng niu một thú chơi đầy tinh tế.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Từ trong câu ca nghĩa tình

Từ trong câu ca nghĩa tình

(GLO)- Trước việc Bình Định-Gia Lai chuẩn bị về một nhà, chuẩn bị một hành trình mới của đất nước, địa phương và cá nhân, người viết chợt nhớ… chuyện xưa, “cố tình” tìm mối liên hệ với những điều nhỏ nhặt.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.