Tôn vinh văn hóa đọc và văn hóa gia đình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 27-8, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tổng kết và trao giải các cuộc thi: Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình, “Đại sứ văn hóa đọc”, “Giới thiệu sách trực tuyến”.

Được duy trì tổ chức nhiều năm qua, các cuộc thi đã góp phần tôn vinh văn hóa đọc và nâng cao kiến thức pháp luật về gia đình.

“Sách mở ra những chân trời mới”

Phát động từ tháng 3 đến tháng 6-2024, cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” đã nhận được sự hưởng ứng của 161 trường học thuộc 3 bậc học (tăng 25 trường so với năm 2023) với 21.129 bài thi (tăng 608 bài).

Theo đánh giá của Ban tổ chức, phần lớn các bài dự thi có sự đầu tư về hình thức, nghiêm túc nghiên cứu, chia sẻ những nội dung sách hay cũng như các biện pháp, sáng kiến khuyến đọc mang ý nghĩa thiết thực, dễ thực hiện, phù hợp với từng lứa tuổi.

Ban tổ chức trao giấy khen cho 6 học sinh đạt giải nhất cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”. Ảnh: L.N

Ban tổ chức trao giấy khen cho 6 học sinh đạt giải nhất cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”. Ảnh: L.N

Cuộc thi “Giới thiệu sách trực tuyến” phát động từ tháng 4 đến tháng 6-2024 cũng nhận được 115 video clip của các thí sinh đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố tham gia dự thi vòng chung kết cấp tỉnh, trong số này có cả thành viên của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, học sinh, đồng bào dân tộc thiểu số. Các bài dự thi có sự đầu tư kỹ lưỡng nên âm thanh rõ ràng, hình ảnh sắc nét, cảnh quay phong phú và sinh động hơn, phù hợp với nội dung từng tác phẩm dự thi, mang lại hiệu ứng lan tỏa rộng rãi.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Hạnh-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Trưởng ban tổ chức các cuộc thi-nhận định: “Đại sứ văn hóa đọc” và “Giới thiệu sách trực tuyến” là các cuộc thi khuyến đọc, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng. Từ đó, hình thành nhân cách, kỹ năng sống, xây dựng gia đình hiếu học, hạnh phúc và khát vọng cống hiến cho các em học sinh, góp phần giữ gìn, phát huy giá trị của văn hóa, sức mạnh của con người Việt Nam.

Tại buổi lễ, với cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, có 5 tập thể và 53 cá nhân xuất sắc được tôn vinh. Cùng với 44 giải cá nhân (6 giải nhất, 6 giải nhì, 6 giải ba và 26 giải khuyến khích), Ban tổ chức còn chọn trao 9 giải chuyên đề ở các nội dung: bài chia sẻ cảm nhận cuốn sách hay nhất; truyện ngắn khuyến đọc hay nhất; kế hoạch/sáng kiến kinh nghiệm phát triển văn hóa đọc ấn tượng nhất.

Em Hồ Lê Phương Linh (Trường THPT Lê Hoàn, huyện Đức Cơ) là 1 trong 6 học sinh được trao giải nhất của cuộc thi. Em chia sẻ: “Ngay từ khi còn nhỏ, em đã thích đọc sách. Với em, sách là người bạn đáng tin cậy, mở ra những chân trời mới. Em tin chắc rằng không chỉ riêng em mà tất cả các bạn học sinh tham gia cuộc thi này cũng nghĩ vậy. Sách còn giúp chúng em mở rộng kiến thức, khám phá những điều mới mẻ và làm giàu cho tâm hồn. Khi biết mình đạt giải, em rất bất ngờ và vui sướng. Đây là động lực để em tiếp tục lan tỏa tình yêu với sách đến mọi người”.

Với cuộc thi “Giới thiệu sách trực tuyến”, Ban tổ chức đã trao giải cho 5 tập thể xuất sắc, trong đó giải nhất thuộc về Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Chư Sê. Dịp này, 39 giải cá nhân cũng được trao tặng gồm 6 giải nhất, 6 giải nhì, 10 giải ba và 17 giải khuyến khích.

Chia sẻ niềm vui khi đạt giải ba, chị Ksor H’Mrơn-Phó Bí thư Đoàn xã Ia Tul (huyện Ia Pa) cho hay: Chị chọn giới thiệu cuốn sách “Thay tư duy, xoay cục diện: Tinh tâm chỉnh trí”. Với chị, đây là cuốn sách rất thú vị, nói về sự cân bằng trong đời sống, làm cho ta biết yêu thương bản thân nhiều hơn, làm được nhiều điều có ích hơn. “Tôi thường tuyên truyền về vai trò của sách trong đời sống. Nhất là trong thời buổi công nghệ số, các bạn có thể dễ dàng tìm đọc những cuốn sách hay thay vì chỉ chú tâm “sống ảo” trên mạng xã hội”-chị H’Mrơn nói.

Những “viên gạch” xây nên gia đình

Các em học sinh ngắm tranh đạt giải tại cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình. Ảnh: Lam Nguyên

Các em học sinh ngắm tranh đạt giải tại cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình. Ảnh: Lam Nguyên

Cùng với văn hóa đọc, văn hóa gia đình cũng được tôn vinh tại lễ tổng kết, trao giải cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh. Với chủ đề “Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng”, Ban tổ chức đã nhận được 370 bài viết và 51 tác phẩm tranh dự thi của các cá nhân.

Các bài viết dự thi được nhận định có sự đầu tư nghiêm túc cả về nội dung và hình thức, thể hiện trách nhiệm của người dự thi về các vấn đề liên quan đến gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình. Các tranh dự thi đảm bảo yêu cầu về nội dung, chủ đề, chất liệu, kích thước, khẳng định tâm huyết của các tác giả.

Chia sẻ ý tưởng về bức tranh đạt giải nhất mang tên “Mảnh ghép hạnh phúc”, chị Tống Thị Thu Hương-Giáo viên Mỹ thuật Trường Tiểu học Chu Văn An (huyện Phú Thiện) cho hay: Đây là tranh thể loại xé dán, được chị thực hiện tỉ mỉ từ những mẩu giấy vụn.

Chị quan niệm, để làm nên một gia đình hạnh phúc, mỗi thành viên đều phải chung tay xây dựng từ những “viên gạch” vững chắc. Trong tổng thể đó, có 4 mảnh ghép mô phỏng hành trình hoàn hảo của một gia đình từ khi bắt đầu hình thành cho đến khi nuôi dạy con cái trưởng thành, làm nên sự thịnh vượng chung của đất nước đúng như chủ đề của cuộc thi.

Tác giả Nay Ly Hương (thứ 3 từ phải sang) cùng các đồng nghiệp được trao giải tại cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình. Ảnh: L.N

Tác giả Nay Ly Hương (thứ 3 từ phải sang) cùng các đồng nghiệp được trao giải tại cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình. Ảnh: L.N

Trong khi đó, 21 giấy khen cũng được tặng thưởng cho các tác giả tham gia cuộc thi ở thể loại viết, trong đó giải nhất thuộc về tác giả Nay Ly Hương (Phòng PX03, Công an tỉnh). Chị Hương cho biết, nhân vật chính trong bài viết của chị là Đại úy Đinh Văn Sang-Trưởng Công an xã Đăk Tơ Pang (huyện Kông Chro), người có những cách làm hay tại cơ sở để tuyên truyền đến người dân những kiến thức pháp luật về gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình, góp phần đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương. Từ bài dự thi này, tác giả đã khẳng định trách nhiệm của lực lượng Công an cùng với các ngành, các hội, đoàn thể trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình, xây dựng tổ ấm.

Ông Nguyễn Văn Hạnh-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Trưởng ban tổ chức các cuộc thi: “Chúng tôi hy vọng rằng mỗi thành viên tham gia các cuộc thi hôm nay sẽ yêu thích đọc sách và ý thức nhiều hơn trong việc xây dựng nhà trường thân thiện, phát triển, gia đình thuận hòa, đoàn kết san sẻ tình yêu thương, lan tỏa tình yêu sách và kết nối tinh thần khuyến đọc, khuyến học với cộng đồng”.

Có thể bạn quan tâm

Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".
Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

(GLO)- Pleiku với những con đường quanh co, gấp khúc ẩn hiện từ trong màn sương mờ ảo đến lúc chiều tà rải bóng xuống triền dốc. Pleiku nghiêng nghiêng như đang mơ, vẽ nên một bức tranh đẹp đến nao lòng...
Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.