Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” tỉnh Gia Lai năm 2024: 5 tập thể, 53 cá nhân đạt giải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thông tin từ Ban Tổ chức Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” tỉnh Gia Lai năm 2024, từ 21.129 bài dự thi của 161 trường học trên địa bàn tỉnh gửi về tham gia cuộc thi, có 5 tập thể và 53 cá nhân xuất sắc đạt giải.

Cụ thể, giải thưởng dành cho trường có nhiều thí sinh tham gia nhất tại cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” năm 2024 thuộc về các trường ở TP. Pleiku gồm: Tiểu học Lê Quý Đôn, THCS Phạm Hồng Thái và THPT Pleiku.

Giải trường có nhiều thí sinh đạt giải nhất thuộc về Trường Tiểu học Nguyễn Huệ (huyện Ia Grai) và Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Pleiku).

Các em học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Huệ (huyện Ia Grai) trong giờ đọc sách. Đây là năm thứ 3 liên tiếp nhà trường được tôn vinh là tập thể có nhiều thí sinh đạt giải nhất tại cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” cấp tỉnh. Ảnh: Lam Nguyên

Các em học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Huệ (huyện Ia Grai) trong giờ đọc sách. Đây là năm thứ 3 liên tiếp nhà trường được tôn vinh là tập thể có nhiều thí sinh đạt giải nhất tại cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” cấp tỉnh. Ảnh: Lam Nguyên

Cùng với đó, có 44 giải cá nhân gồm 6 giải nhất, 6 giải nhì, 6 giải ba và 26 giải khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn chọn ra 9 giải chuyên đề ở các nội dung: Bài chia sẻ cảm nhận cuốn sách hay nhất; truyện ngắn khuyến đọc hay nhất; kế hoạch/sáng kiến kinh nghiệm phát triển văn hóa đọc ấn tượng nhất.

Dự kiến lễ trao giải cuộc thi sẽ diễn ra vào ngày 27-8 tại TP. Pleiku.

Có thể bạn quan tâm

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Gia Lai triển khai chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam từ 15-4 đến 2-5

Gia Lai triển khai chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam từ 15-4 đến 2-5

(GLO)-Với thông điệp “Văn hóa đọc-Kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, “Đọc sách-làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”, chuỗi hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 4-2025 sẽ diễn ra từ 15-4 đến 2-5.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Khôi phục lệ cúng cá ở An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Lệ cúng cá ở An Khê

(GLO)- Trong lễ cúng Quý Xuân (17-2 âm lịch) vừa qua, Ban Nghi lễ miếu An Xuyên (phường Tây Sơn, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã khôi phục lệ cúng cá. Những con cá tươi ngon được ngư dân đánh bắt ở sông Ba dâng cúng tỏ lòng biết ơn các vị thần linh, tiền nhân.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

(GLO)- Rời làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), ông Vũ Văn Chiến mang theo nghề nặn tò he của quê cha đất tổ vào thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) lập nghiệp. Hơn 30 năm qua, ông vẫn tận tụy đưa tò he đến với nhiều người trên vùng đất Tây Sơn Thượng đạo.