Những "đại sứ văn hóa đọc"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” cấp tỉnh năm 2021 đã tìm ra những tập thể và cá nhân xứng đáng nhất với danh hiệu nói trên. Bằng nhiều cách khác nhau, những “đại sứ” ấy đã giúp lan tỏa tình yêu sách đến với cộng đồng. 
Chuyện cô học trò… ghét đọc sách
Với ý tưởng thành lập trạm đọc miễn phí lưu động, em Nguyễn Nhã Trâm-học sinh lớp 10C1 (Trường THPT chuyên Hùng Vương) đã đạt giải nhất nội dung “Ý tưởng khuyến đọc sáng tạo và có tính thuyết phục nhất” khối THPT. Cứ tưởng tác giả phải là “mọt sách”, nào ngờ thực tế hoàn toàn ngược lại. Trâm bộc bạch rất cởi mở: “Lúc nhỏ, em không có mấy hứng thú với sách hay truyện. Nghĩ đó là những trang viết dài dòng, khô khan, em thấy rất ngán ngẩm”.
Nhưng sau này, một số bài tập buộc Trâm phải nhờ đến sách mới có thể hoàn thành. Từ chỗ đọc với tâm thế bị ép buộc, cô học trò nhỏ dần nhận ra rằng mỗi trang sách đều mang lại nhiều thông tin hữu ích. Do vậy, ngoài những quyển sách văn mẫu hay sách giải toán thông thường, Trâm tìm đến các thể loại khác như: tiểu thuyết, truyện trinh thám, từ sách giấy đến sách nói. “Những quyển sách mang đến cho em giây phút bình yên, đôi khi truyền cho em cảm hứng vươn lên trước những khó khăn với niềm lạc quan mạnh mẽ”-Trâm chia sẻ.
Với mong mỏi truyền cảm hứng và thay đổi thói quen đọc sách của mọi người, Trâm đã lên ý tưởng về dự án thành lập trạm đọc miễn phí lưu động. Đây là chiếc tủ có mái che để bảo quản sách; bên trong có những kệ đựng sách, sắp xếp theo từng thể loại như: sách thiếu nhi, sách khoa học nông nghiệp, sách giáo dục, sách giải trí… Phía dưới tủ có bánh xe để tiện di chuyển, trên thành có hòm thư góp ý và giá sách nhỏ trưng bày, giới thiệu những tác phẩm mới, nổi bật. Nhằm tạo sự chú ý, tủ sách lưu động miễn phí được thiết kế đơn giản, màu sơn bắt mắt, xung quanh trang trí bằng những câu nói hay về giá trị của sách đối với con người.
Chú thích: Từ kho sách đồ sộ của Thư viện tỉnh, nhiều học sinh đã tìm thấy cảm hứng để tham gia cuộc thi
Từ kho sách đồ sộ của Thư viện tỉnh, nhiều học sinh đã tìm thấy cảm hứng để tham gia cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc". Ảnh: Lam Nguyên
Theo Trâm, dự án trạm đọc miễn phí lưu động có tính khả thi cao do không tốn quá nhiều chi phí đầu tư, lại nhỏ gọn, lưu động, dễ tiếp cận. Nếu được bố trí ở các công viên, quảng trường, các thư viện mi ni này sẽ đáp ứng hiệu quả nhu cầu đọc sách của độc giả, tăng cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, nâng cao nhận thức của cộng đồng… Kế hoạch triển khai dự án cũng được Trâm chi tiết hóa như: mời gọi thành viên, cộng tác viên tham gia; truyền thông, giới thiệu trên các trang mạng xã hội; đề xuất, kêu gọi sự hợp tác, giúp đỡ của chính quyền địa phương, của Thư viện tỉnh trong việc hỗ trợ các đầu sách cũng như chọn điểm đặt tủ sách lưu động. Dự án được duy trì thông qua các hoạt động giao lưu, ngoại khóa như: hướng dẫn đọc sách đúng cách, bàn về lợi ích của việc đọc; những trò chơi, câu đố về sách; thi bình sách, xếp sách; mở các buổi quyên góp, đổi sách lấy cây… “Em rất mong ý tưởng này sớm được hiện thực hóa”-Trâm hào hứng nói.
“Người bạn” đáng tin cậy
Bà Nguyễn Thị Thủy-Giám đốc Thư viện tỉnh: Đây là năm thứ 3 tỉnh tổ chức cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”. Năm nay, Ban tổ chức nhận được số bài thi nhiều nhất với 29.938 bài (trong đó có 40 video) của học sinh 133 trường trên địa bàn tỉnh. Số bài thi chia đều ở cả 3 cấp học; chất lượng bài thi rất tốt, có sự đầu tư kỹ lưỡng về nội dung, hình thức. Ban tổ chức đã chọn 20 bài viết xuất sắc nhất ở các nội dung để tham gia vòng chung kết toàn quốc do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức.
Đó chính là cảm nhận của em Siu Quý-học sinh lớp 6B (Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Chư Sê) khi nói về sách. Lý do tìm thấy nguồn cảm hứng, động viên từ cuốn sách “24 bí quyết để bạn được yêu quý-Lời nhắn từ Carnegie dành cho thanh-thiếu niên” (tác giả Thẩm Linh, dịch giả Thanh Vân, Nhà xuất bản Thanh Niên, 2019), Quý chia sẻ câu chuyện thực tế của bản thân. Quý còn nhớ khi vào Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện, em đã không để ý đến cảm giác của những người xung quanh mà chỉ sung sướng, kiêu ngạo mình là người giỏi nhất khiến mọi người xa lánh. Quý thậm chí còn phải nhận “gạch đá” từ những câu nói đầy ác ý. 
Trong lúc “khủng hoảng” đến mức định bỏ học thì Quý tìm thấy cuốn sách nói trên trong thư viện nhà trường. “Cuốn sách này đã dạy em những quy tắc giao tiếp quan trọng để có mối quan hệ tốt với mọi người. Em như tìm thấy bản thân mình trong từng chương của cuốn sách ấy”-Quý kể. Từ quyển sách đến với mình một cách rất tình cờ, Quý đã học được cách phê bình và khen ngợi để động viên, cổ vũ người khác; học cách mỉm cười khi đối diện với khó khăn, biết lắng nghe, chia sẻ. Đặc biệt là nghệ thuật “nắm bắt” trái tim người khác như: lùi lại một bước, tôn trọng quan điểm của người khác, học cách trân trọng những người xung quanh. Quý nhớ lại: “Em đã dần thay đổi theo cuốn sách, từ kiêu ngạo, tự cao thành gần gũi với bạn bè, biết lắng nghe, chia sẻ, đồng cảm… Hơn hết, em có được sự mến thương của bạn cùng lớp, sự giúp đỡ của các anh chị lớp trên”. Và trường học trở thành ngôi nhà thứ 2 mà Quý không bao giờ muốn rời xa. Sự thay đổi tích cực ngay từ bản thân đã mang đến cho em nhiều điều chẳng ngờ. Đến với cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” năm nay, Quý đã giành giải khuyến khích ở nội dung “Chia sẻ cảm tưởng hay nhất” của học sinh khối THCS.  
Em Huỳnh Lê Bảo Ngân, lớp 11A9 Trường THPT Lê Hoàn (huyện Đức Cơ) miệt mài bên những bức tranh em tự vẽ để dựng video tham gia cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” cấp tỉnh năm 2021. Ảnh: Lam Nguyên
Em Huỳnh Lê Bảo Ngân-lớp 11A9 Trường THPT Lê Hoàn (huyện Đức Cơ) miệt mài bên những bức tranh em tự vẽ để dựng video tham gia cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” cấp tỉnh năm 2021. Ảnh: Lam Nguyên
Trong khi đó, chọn giới thiệu sách bằng cách làm video để gây ấn tượng về sự khác biệt, em Huỳnh Lê Bảo Ngân-học sinh lớp 11A9 (Trường THPT Lê Hoàn, huyện Đức Cơ) đạt giải ba ở nội dung “Câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay nhất”. Để tham gia cuộc thi, em đã tự mày mò làm video “Annie và chuyến phiêu lưu đến thế giới tri thức diệu kỳ” bằng loạt tranh vẽ và câu chuyện lý thú, đầy màu sắc tưởng tượng do chính mình sáng tác. Chuyện kể về chuyến phiêu lưu của Annie vào “vương quốc sách”, nơi có những con người bị phù phép biến thành sách để hiểu hơn về giá trị của tri thức. Trước câu hỏi: “Hãy chọn một trong những điều tạo ra sự vô hạn trong thế giới này”, đáp án của Annie về sách đã hóa giải lời nguyền của mụ phù thủy dành cho vương quốc nọ, biến những cuốn sách trở lại làm người và đồng thời đưa Annie trở về thế giới mình đang sống. Ngân bày tỏ thông điệp muốn gửi gắm trong video: “Hiện nay, các bạn nhỏ tiếp xúc nhiều với thiết bị công nghệ nên ít dành thời gian cho sách. Vì vậy, em muốn truyền cho các bạn cảm hứng đọc sách, vì sách rất quan trọng, không chỉ thay đổi cuộc sống của mình mà còn của rất nhiều người”.
Ban tổ chức cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” cấp tỉnh năm 2021 đã chọn trao giải cho  4 tập thể và 52 cá nhân. Các trường THPT Pleiku, THCS Phạm Hồng Thái, Tiểu học Nguyễn Trãi (TP. Pleiku) đạt giải trường có nhiều thí sinh tham gia nhất; Trường THPT chuyên Hùng Vương là đơn vị có nhiều thí sinh đạt giải nhất. Trong 52 giải cá nhân có 7 giải nhất, 8 giải nhì, 9 giải ba, 28 giải khuyến khích tương ứng với 7 nội dung gồm: bài viết chia sẻ cảm tưởng hay nhất, câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay nhất, câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay và có hình minh họa bằng tranh đẹp nhất, bài thơ khuyến đọc hay nhất, câu chuyện viết tiếp hay nhất, câu chuyện viết tiếp song ngữ hay nhất, ý tưởng khuyến đọc sáng tạo và có tính thuyết phục nhất.
LAM NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.