Bước ra ngày mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Ban đầu, tôi đoán đó là xe chở rác hay tiếng bánh xe của một tủ hàng bán thức ăn sáng. Nhưng thật ra đó lại là tiếng của xe bò được kéo bởi chiếc xe wave của một người làm bảo vệ ca đêm.

Anh dùng chiếc xe đó để lượm lặt phế liệu vứt ngoài đường và hút kim loại sắc nhọn giúp các xe qua lại không bị thủng lốp. Buổi sáng bắt đầu bằng điều tử tế như thế.

minh-hoa-nguyen-van-chung.jpg
Minh họa: Nguyễn Văn Chung

Từ ngày đi làm, tôi thường phải thức khuya vẽ những bản thiết kế. Cứ vẽ xong rồi ngắm nghía, thấy chán lại vò xé, lại vẽ. Sự sáng tạo của tôi như chum gạo nhà nghèo, nay chắt, mai gạn cứ thế vơi dần. Tôi thức dậy khi đồng hồ đã chỉ 8-9 giờ sáng. Người dậy muộn luôn tự đánh mất những ban mai vốn có của mình. Nhịp sống đã bỏ rơi tôi như một chuyến tàu đã rời ga từ bao giờ. Cha mẹ tôi trước khi đi làm thường để lại một tờ giấy dặn dò bên ổ bánh, gói xôi…

Rồi thời gian như con sông cứ chảy không đợi ai. Cha mẹ tôi già đi, người khuất bóng, người lẻ loi đơn chiếc. Tôi nhận ra mọi thứ mình theo đuổi hình như cũng phù du, đi mãi lại bắt gặp ngày xưa hồn nhiên thơ bé. Phải khó khăn lắm tôi mới có thể dậy sớm để bắt đầu ngày mới theo cách cũ của mình.

Nhưng buổi sớm giờ đây đã thật khác. Tôi lặng lẽ tìm một đôi giày cũ trong tủ, bước trên con đường cũ và lòng đầy háo hức khi thấy phía xa xa một sắc hồng gợn mây trời. Giấc ngủ thời trẻ con không còn níu giữ được tôi trên chiếc giường êm ấm, những háo hức, kiếm tìm danh lợi của tuổi thanh xuân không thể làm tôi thức khuya, dậy muộn. Giờ tôi cần đi ngược lại chiều thời gian, bước theo những điều mình thích…

Phía trước, một người sửa đồng hồ với chiếc tủ kính bám bụi đang ngồi ngắm mặt trời lên. Mùa này, mặt trời lên muộn, thời gian lười biếng kéo từng sợi nắng rải lên mặt đất. Ông cứ đợi những người cần đo đếm thời gian, nhưng những con số trên smartphone, trên laptop, trên xe bus đã làm thay việc của những chiếc kim phút, kim giờ từ rất lâu rồi.

Người thợ có lẽ bất ngờ khi thấy tôi bước đến. Nhưng có lẽ sau quá nhiều thất vọng, chẳng cần tôi cất tiếng hỏi, ông chỉ luôn cho tôi đường rẽ đến trung tâm thương mại mới mở. Tôi biết, đó là nơi mà tốc độ của công nghệ sẽ khiến thế giới này phẳng hơn và ngày càng tròn vo trong từng gói dữ liệu. Nhiều người đến ngã ba này thấy hồ nghi về sự vắng vẻ và hỏi đường như thế.

Tôi lắc đầu và đưa cho ông chiếc đồng hồ Poljot cũ. Đây là chiếc đồng hồ của cha tôi để lại. Tôi luôn giữ nó trong túi áo ngực, nơi gần trái tim nhất và lên dây cót hàng ngày nhưng không mấy khi xem giờ. Tôi đã mang nó đi khắp các miền đất, để các bác thợ lau dầu, sửa chữa.

Tôi muốn tìm lại những người thợ, những công việc có lẽ sắp mất đi trong thời công nghệ. Có thể không bao giờ tôi được gặp lại buổi sáng thật an lành với tiếng xe rà đinh của chú bảo vệ ngày trước nhưng ít ra tôi vẫn có những vòng quay tích tắc khe khẽ của mình. Chú bảo vệ ngày xưa lượm rác, nhặt đinh đem bán để mưu sinh và trừ mối nguy hại cho người đi đường. Còn tôi đang lượm lặt quá khứ rơi rớt đâu đó.

Có người bảo tôi sao phải phí tiền và tốn thời gian vô ích như thế? Chừng đó đủ để tìm một chuyến du lịch, hưởng thụ dịch vụ và bù đắp lại tuổi thanh xuân lam lũ của mình.

Tôi lại nghĩ khác, thua thiệt trước những người vất vả hơn mình cũng là một điều quý giá mà ta nhận được. Cố gạn lại một chút giá trị của những thứ tưởng như sắp thành phế liệu như chiếc đồng hồ cơ, chiếc xe đạp cổ, chiếc máy ảnh đã không còn phim để chụp… cũng thú vị hơn vò đầu, bứt tai tìm ý tưởng sáng tạo như ngày trước.

Bước ra một ngày mới, tôi thấy cuộc đời chưa bao giờ cũ kỹ, ngoảnh lại phía sau lưng, thấy mới mẻ vẫn hiện ra, ngó xung quanh mình bao điều lạ lẫm đang đón đợi từng ngày.

Có thể bạn quan tâm

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian. 

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.

Hương phố, hương đồi

Hương phố, hương đồi

(GLO)- Thường thì khi gắn bó với một nơi quá quen thuộc, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ rằng những gì đang hiện diện là hết sức bình thường, chẳng đáng bận tâm. Chỉ đến khi xa vắng mới thấy lòng thật chông chênh, khắc khoải.

Hương cau mùa cũ

Hương cau mùa cũ

(GLO)- Mỗi lần đi ngang qua vườn cau, lòng tôi lại xao động bởi mùi hương thanh khiết mà dịu dàng của những chùm hoa nở rộ. Hương cau không nồng nàn như hoa sữa mà thoảng nhẹ như một ký ức xa xăm, gợi nhớ những mùa cũ đã đi qua trong đời.

Hương lúa

Hương lúa

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát với mùi hương lúa thơm nồng mỗi mùa vụ. Đó là hương thơm của quê hương, của những ngày tháng gắn bó với ruộng đồng, của những ký ức tuổi thơ êm đềm và tình yêu đất mẹ thiêng liêng.

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Ai cũng có một tuổi thơ với nhiều kỷ niệm. Tuổi thơ của chúng tôi ngày ấy ở quê cũng “đặc biệt” lắm. Đó là ngoài việc đi học, còn phải phụ giúp gia đình chăn bò, cắt cỏ, làm đồng. Tất nhiên, đó cũng là những ngày tháng vui chơi đầy ắp tiếng cười.

Minh họa: Huyền Trang

Nắng đượm thềm xuân

(GLO)- Trời nhè nhẹ dần ấm lên theo bước đi chầm chậm của mùa xuân. Ai cũng có cảm giác ngày tháng thênh thênh dài rộng hẳn ra, dù mỗi ngày vẫn chừng ấy giờ đồng hồ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoa trang đỏ

(GLO)- Mỗi dịp 8-3 hay 20-10, khi thấy người thân, bạn bè gửi những bó hoa tươi thắm tới người phụ nữ mà họ yêu quý, lòng tôi lại bùi ngùi nhớ mẹ. Mẹ đã rời xa tôi gần 20 năm. Còn tôi lại chưa một lần tặng hoa cho mẹ.

Chạm miền thương nhớ

Chạm miền thương nhớ

(GLO)- Chiếc xe rẽ trái đưa chúng tôi vào con đường làng. Cánh đồng xanh giữa những vườn dừa tươi tốt dần hiện ra trước mắt. Một cảm xúc thật lạ kỳ đang dâng lên trong lòng.

Minh họa: H.T

Nơi những cánh chim trở về

(GLO)- Ngày bé, tôi thường phải ở nhà một mình. Với một đứa trẻ, điều ấy chẳng những không thú vị mà còn đáng sợ. Nếu ai đã từng xem bộ phim “Ở nhà một mình” của đạo diễn Chris Columbus sẽ thấy cậu bé Kevin phải đối diện với những hiểm nguy ra sao. 

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

(GLO)- Một người bạn đã rủ tôi xuôi đường xuống Vĩnh Thạnh, Bình Định. Đây là huyện miền núi sát với huyện Kbang, Gia Lai. Mùa này, hai bên bờ suối khoác lên mình một tấm áo rực rỡ của hàng trăm cây vàng anh, nổi bật trên nền trời xanh thắm.

“Gặp gỡ êm đềm”

“Gặp gỡ êm đềm”

(GLO)- Gần như không thể đếm được mỗi chúng ta đã có bao nhiêu lần gặp gỡ trong đời. Dù so với cái rộng dài của thế gian thì “môi sinh” của một người cũng chỉ là bầu không khí nhỏ thôi.

Hương mía

Hương mía

(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước ở quê tôi, khi tháng Giêng về thường diễn ra một hoạt động mà đứa trẻ nào cũng đều rất háo hức đợi mong, đó là hợp tác xã tổ chức ép mía cho bà con nông dân. Lúc này, đám trẻ con chúng tôi thường được bố mẹ nhờ phụ giúp trông mía.

Minh họa: Huyền Trang

Mùa xanh vào giêng hai

(GLO)- Như một câu thơ bất chợt ngân lên, rồi líu ríu theo chúng tôi suốt cả chặng hành trình, khi mùa xuân đang ở độ thật đầy đặn, thật viên mãn: Mùa xanh vào giêng hai.