Nhìn lưng, biết người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tôi nhớ mãi những chuyến đi bộ đường dài với má thuở nhỏ. Từ nhà tôi lên nhà ngoại, hoặc từ nhà ngoại ngược trở về nhà tôi… sáu - bảy cây số.

Cuộc đời con thơ luôn thấy hình bóng tấm lưng ba, lưng mẹ. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Cuộc đời con thơ luôn thấy hình bóng tấm lưng ba, lưng mẹ. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Nếu đi đường thủy thì chèo xuồng vòng vèo cũng cả ngày mới tới. Còn nếu đi đường bộ thì nhanh hơn, nhưng lại không có phương tiện gì ngoài đôi chân. Cứ vậy, má bước sấp sải phía trước, còn tôi lúp xúp bước theo sau. Con nít hoặc là ham chạy nhảy, nên luôn chạy trước má, hoặc bị thu hút bởi cây hoa lá bên đường, nên dừng lại khám phá thật lâu. Lúc nào má cũng kiên nhẫn đứng chờ. Luôn dặn dò khi mặt đường bốc lên hơi nóng hổi, rằng phải bước vào trong cỏ để khỏi phỏng chân.

Chắc có lẽ nhờ đi sau lưng má, nhìn má từ tấm lưng gầy, tôi thương quá chừng. Một tay má giữ thúng gạo nặng đội trên đầu, một tay xách giỏ áo quần. Tôi còn quá nhỏ, có tiếp giúp gì được má đâu, ngoài xách đôi dép nhựa cho đỡ phồng chân. Vậy mà nhìn từ tấm lưng, tôi lại hình dung gương mặt nghiêm trang và phảng phất buồn của má. Có cái gì đó lặng lẽ và chịu đựng lúc nhìn lưng má. Tấm lưng giấu trong mảnh áo bà ba, nhìn vừa buồn, vừa như gồng lên khổ sở. Có lẽ, nó ứng với cuộc đời má đang mang, mà mãi sau này lớn lên, tôi mới thấu hiểu được.

Trong tâm trí tôi còn có tấm lưng còng của nội. Từ lúc tôi còn nhỏ xíu đã thấy nội còng lưng. Đứng quét sân cũng còng lưng, làm bếp cũng còng lưng. Hồi nhỏ, tôi cứ thắc mắc, sao nội có thể đứng khom hoài vậy, không mỏi lưng sao. Nội mắng yêu tôi: tới một lúc tuổi già, tự nhiên lưng gối bỗng nhiên không còn thẳng nữa. Vết tích của thời gian quét qua nội với bao nhiêu là nhọc nhằn, bao nhiêu là gánh vác. Nhưng nội lại luôn nhắc con cháu mình phải đứng thẳng lưng, đừng chịu cúi đầu lười nhác, hay khom lưng để sống hèn. Nội nói, có cực khổ đến mấy, dù rằng tấm lưng còng chỉ dấu của thời gian và tuổi tác, nội không thể thay đổi được, nhưng nội vẫn tự hào vì mình lương thiện và trung thực. Hồi nhỏ, tôi dễ dàng gật đầu vâng dạ và hứa hẹn, rằng lớn lên, sẽ sống mạnh mẽ và thẳng thớm như cây. Nhưng lớn lên rồi mới biết, “chân lý tấm lưng” của nội khó thiệt, nội ơi.

Cũng vậy, tôi nhớ lần đầu, mà cũng là lần duy nhất, tôi được ba cõng trên lưng. Đó là lúc ba đưa tôi xuống tàu về nhà, khi má phải nằm ở bệnh viện tỉnh dài ngày. Thuở nhỏ, ba ít khi ở nhà, nên chúng tôi rất xa cách với ba. Nhưng lần duy nhất ở trên lưng ba, tôi lại thương quá cái mảnh lưng ruột thịt. Niềm mơ ước về một thứ tình cảm thiêng liêng trở thành nỗi đau đáu, và khoảnh khắc duy nhất đó thành khoảnh khắc vĩnh cửu của cuộc đời. Sau này, lúc đưa ba tôi vào phòng mổ, nhìn tấm lưng che qua cái áo bệnh viện rộng thùng thình, tôi bàng hoàng nhận ra, cái tấm lưng đó chứa nỗi cô đơn mênh mông.

Còn có tấm lưng để ta dựa vào lúc thổn thức. Có tấm lưng vững chải chở che, mà chỉ cần nhìn thấy là an tâm, là bao sóng gió như dừng lại. Hẳn đó là tấm lưng của vợ, của chồng. Tấm lưng để người yêu người, có bết mồ hôi xuyên qua làn áo cũ, vẫn thấy thương. Mỗi lần nhìn lưng là thấy nhớ người. Đâu có ai tự nhìn thấy lưng của mình. Thành ra dường như cảm xúc mà ta cố gắng giấu đi: những nỗi buồn đau, những điều tuyệt vọng, cả những niềm hy vọng nhỏ nhoi…, phải chăng, lại hiện ra rất rõ ở phía sau lưng.

Và cũng vậy, bao nhiêu là sự thật không thể thấy được ở trước mặt, mà sự thật lại nằm hết phía sau lưng.

Theo MINH PHÚC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thời khắc thiêng liêng

Thời khắc thiêng liêng

(GLO)- Khi mâm cúng tất niên được bày biện tươm tất hay lễ cúng trừ tịch (cúng Giao thừa) hiện diện trong mỗi nếp nhà, có lẽ đó là những thời khắc thiêng liêng với mỗi gia đình.

Nhớ quê

Nhớ quê

(GLO)- Ai cũng có một tuổi thơ gắn liền với miền quê thân thương. Nơi đó có ba mẹ, anh chị em sum vầy, ríu rít tiếng cười, đầy ắp niềm vui. Đi qua những ngày cuối năm, một người con xa xứ như tôi lại bồi hồi tìm về ký ức xưa.

Ký ức yêu thương

Ký ức yêu thương

(GLO)- Những ngày trời lạnh như thế này, tôi thường có thói quen co ro trong chăn ấm và để ký ức thức dậy cùng biết bao kỷ niệm thời thơ ấu. Ký ức ngọt ngào, chan chứa yêu thương ấy luôn khiến lòng tôi mềm mại, ấm áp đến lạ kỳ.

Cây sẽ cho lộc

Cây sẽ cho lộc

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.

Minh họa: Huyền Trang

Gió qua sông…

(GLO)- Tôi ngồi trên một cù lao giữa thênh thênh sông nước miền Tây. Bốn bề ngăn ngắt màu xanh cây trái phủ sẫm cả một vùng. Con sông rộng mênh mông, phải nheo mắt mới nhìn thấy dáng phố xa xa khuất lấp sau những miệt vườn. Gió chênh chao lướt qua mặt sông.

Lên núi trồng cây

Lên núi trồng cây

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.