Bên bếp chờ bánh in

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong nỗi bận lòng của đứa con xa quê nghĩ mình sẽ lỗi hẹn mùa xuân, tôi tự hỏi mình, chừ xứ Quảng đã rục rịch chuẩn bị tết chưa?

Mẻ bánh in hằn sâu ký ức. Ảnh: nguoiquangnam
Mẻ bánh in hằn sâu ký ức. Ảnh: nguoiquangnam

Hồi đó, chừng giữa Chạp đã thấy má bày biện gian bếp làm đủ thứ bánh trái. Người nhà quê quan niệm: “Đói cũng ngày tết, hết cũng ngày mùa”.

Có bao nhiêu ngon ngọt, họ đều ráng nhín lại để dành cho bếp tết. Thể nào má cũng làm mấy mẻ bánh in dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên, ước vọng năm mới được trọn vẹn tốt đẹp như in.

Má dạo mấy vòng quanh chợ, tìm đúng loại nếp dẻo thơm, hạt to chắc mẩy. Canh củi lửa một chặp, cho đến khi nếp trong chảo ngả màu vàng mơ, thoảng chút thơm dịu, bà sẽ hì hụi giã nếp trong cối gỗ thành bột mịn.

Rồi bào đường bát thật mịn, thắng nước đường vừa tới và nhào trộn đều tay với bột nếp. Khi bột đủ độ mịn để nắm thành từng viên chắc chắn, người lớn sẽ cho bột vào đầy các lỗ khuôn gỗ chạm trổ nhiều hoa văn, hình thù đẹp mắt, ém chặt để in bánh. Khuôn gỗ có thể in ra những chiếc bánh hình vuông, hình tròn, hoa văn hoa mai, hoa cúc…

Úp ngược khuôn bánh lên mẹt tre, nong tre có lót sẵn giấy báo, dùng chày gõ lốc cốc lên đáy khuôn, những chiếc bánh in được lấy ra dưới mấy đôi mắt láy láy, tròn xoe của tụi trẻ con. Những ngày âm ẩm thiếu nắng, má khoanh tròn cái mành tre lại, đặt nồi than đỏ rực vào giữa, gác nong tre lên trên để sấy bánh.

Bánh in được sấy khô lại hơi cứng, cắn một miếng giòn rụm, bánh tan trong miệng ngọt thanh, thơm phức hương nếp chín quyện đường. Bánh in khô ăn được trong nửa năm mà không cần chất bảo quản nào.

Mấy mùa tết quê, bọn trẻ con ngồi quây tròn bên bếp lửa ấm ru canh sấy bánh in, cứ thấy cái nào nứt nhẹ hoặc cháy sém là mừng quýnh. Đợi tới lúc bánh chín, má đếm lại thì mẻ nào cũng thiếu một, hai cái.

Ngoài bánh in bột nếp, có năm má xay thêm đậu xanh cà tách vỏ, trộn chung với bột nếp và đường bát để làm bánh in đậu xanh. Bánh đậu xanh thơm thanh, bùi bùi, hơi khô cứng hơn bánh bột nếp. Cả hai loại đều khá ngon, tùy vào khẩu vị của mỗi người mà lựa chọn.

Giữa tiết trời se lạnh, ngồi hơ tay bên bếp lửa ấm, nghe mùi thơm nức mũi từ mẻ bánh in mới ra lò, lòng biết rằng tết đã đến thật gần hiên nhà.

Để rồi vào ngày đầu năm mới, má pha ấm trà lá vối, cả nhà quây quần bên nhau thưởng trà nếm bánh, cùng thắp lên bao ước vọng về một năm an lành. Bà con, khách ghé thăm nhà cũng được mời thưởng thức chiếc bánh in, vừa vặn khắng khít nghĩa tình.

Bàn khuôn năm đó in nên những chiếc bánh bột nếp thật đẹp, cũng in vào lòng trẻ thơ những thương yêu ngọt ngào. Cứ độ tết đến, mỗi đứa con xa quê lại nhớ như in khung cảnh bữa giáp tết của ấu thơ. Hoặc như em tôi, ngày cuối đông giữa phố thị, sửa soạn ký ức làm một chuyến vọng tết miên man...

Theo Ny An (QNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Nẻo về tháng Tư

Nẻo về tháng Tư

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.