“Biến đám cháy thành pháo hoa”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

1. Những ai mê gốm sứ, yêu văn hóa Nhật Bản đều biết đến nghệ thuật kintsugi-phục chế gốm vỡ xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước. Trong tiếng Nhật, kintsugi có nghĩa là “dùng vàng để hàn gắn”.

Với những chiếc bình, chén quý chẳng may bị vỡ, các nghệ nhân tài hoa phủ bột vàng nhằm kết nối các mảnh rời rạc trở thành một chỉnh thể mang vẻ đẹp hoàn toàn mới lạ. Mỗi tác phẩm hồi sinh là một phiên bản “có một không hai”, thậm chí sang trọng và đắt giá hơn. Đơn giản chỉ là tôn vinh thay vì che giấu các vết nứt vỡ hay vứt vào thùng rác.

Vì lẽ đó, nghệ thuật kintsugi chuyển tải một quan điểm triết học kinh điển của người dân đất nước mặt trời mọc-triết lý wabi-sabi. Quan điểm này giúp con người dễ dàng chấp nhận các khiếm khuyết tất yếu để hướng đến “vẻ đẹp không hoàn hảo”. Nhìn thấy cái đẹp trong tất cả chính là tinh thần chủ đạo của triết lý này.

123-5721.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tương tự, trước câu hỏi: “Bạn sẽ trồng gì trong một chậu cây bị vỡ?”, nhiều chiếc chậu, bình, ấm trà sứt mẻ đã được các nghệ nhân cây cảnh biến thành chỗ trồng sen đá đẹp mắt.

Những đóa sen xanh mướt tuôn đổ như thác từ khoảng trống do nứt vỡ nơi vỏ bình tạo ra hiệu ứng thị giác đẹp mắt, không trùng lắp. Bởi trong muôn ngàn vết vỡ vụn, chẳng cái nào giống nhau.

2. Không chỉ trong thực hành nghệ thuật, quan điểm “biến đám cháy thành pháo hoa” còn là tuyên ngôn sống tích cực, biến khó khăn thành cơ hội. Câu chuyện của Hoa hậu Colombia 2011 Daniella Álvarez là một ví dụ.

Tháng 6-2020, do biến chứng động mạch sau phẫu thuật, Daniella Álvarez phải chấp nhận cưa bỏ một phần chân trái. Với một hoa hậu mà nói thì đây là cú sốc rất khó chấp nhận và vượt qua.

Tuy vậy, thay vì chìm đắm trong khủng hoảng cá nhân, Daniella Álvarez sau đó chia sẻ rằng cô nhận ra mình hạnh phúc vì không bị cắt cụt hoàn toàn, vẫn có thể dùng chân giả. Người ta nhìn thấy Daniella Álvarez tự tin lên ảnh bìa tạp chí với chiếc chân vừa được lắp vào cơ thể, nhận show quảng cáo, làm giám khảo các cuộc thi nhan sắc, chạy bền 10 km…

Cô tự hào khi truyền cảm hứng sống lạc quan, trích thu nhập hỗ trợ cộng đồng người khuyết tật. Và, Daniella Álvarez tỏa sáng một vẻ đẹp khác, đó là vẻ đẹp của sự lạc quan và nghị lực phi thường.

Gần đây nhất, từ cơn khủng hoảng của đại dịch Covid-19, nhiều người hiểu ra rằng: Cùng với những mất mát khó bù đắp, thời gian giãn cách là cơ hội để các thành viên trong gia đình gần gũi nhau hơn, dành cho nhau tối đa thời gian yêu thương, chia sẻ thay vì quay cuồng với nhịp sống ngày thường. Những đứa con tha phương lập nghiệp nhận ra quê hương, gia đình là điểm tựa vững chãi hơn bao giờ hết. Một sự gắn kết từ đứt gãy.

Dường như mỗi rạn vỡ, mỗi nỗi đau đều mang một vẻ đẹp, một giá trị nào đó nếu ta thay đổi cách nhìn, cách cảm. Điều đó khiến con người sáng ra rằng chuyện xảy ra không quan trọng bằng cách ta ứng xử với nó. “Đám cháy” hay “pháo hoa” chỉ phản ánh sự khác biệt ở lối tư duy.

Đôi khi căn nguyên của đau khổ hằn lên từ việc không chấp nhận tổn thương, từ chối sự thiếu hoàn hảo. Đâu hay, những va đập ấy làm nên sức mạnh bản thể, làm nên sự hoàn thiện và đẹp đẽ riêng trong tâm hồn mỗi người.

Cũng như nghệ thuật kintsugi, ta yêu từng “vết nứt cuộc đời” để rồi làm cho chúng trở nên đáng giá. Có lẽ ai trong chúng ta rồi cũng phải thừa nhận rằng không gì lấp lánh hơn vẻ đẹp của sự chân thật.

Trong đoạn kết của cuốn sách “Đối thoại với thiên thần” từng phát hành đến hơn 100.000 bản của tác giả Kokusai Un (Nhật Bản), người viết tự sự: “Nếu đón nhận dáng vẻ tự nhiên của bản thân thì sẽ tìm được hạnh phúc. Con người ta vì sợ những nhận định và ý kiến chủ quan của người khác mà liên tục dặm thêm lớp “trang điểm” để che giấu “khuôn mặt mộc” của mình. Nỗ lực trang điểm này cũng đồng thời biến họ thành con người khác và phải gò ép bản thân để duy trì vỏ bọc ấy. Nhưng trở về với bản chất thì lại không đòi hỏi sự cố gắng nào. Bạn có nhiều thời gian và tự do hơn để tận hưởng cuộc sống”.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Vũ khúc cao nguyên

Vũ khúc cao nguyên

(GLO)- Tháng 11, dã quỳ xúng xính váy hoa bung xòe nơi cao nguyên đất đỏ. Dã quỳ như cô gái nhỏ vẫn chung tình thao thiết với cái hẹn nắng lộng, trời xanh.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.

Ký ức của ba

Ký ức của ba

Bảng khám bệnh điện tử hiển thị con số 106, tôi ngó quanh quất tìm ba tôi. Ông già lại đi lung tung đâu đó. Tôi hớt hải chạy quanh sảnh bệnh viện: “Kia rồi”, chiếc áo kaki màu xanh bộ đội.

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Mùa nấm mối

Mùa nấm mối

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nhớ mùa cà phê

(GLO)- Lâu lắm rồi, tôi mới có 1 ngày nghỉ rớt vào giữa tuần. Vui vẻ tận hưởng ngày nghỉ đột xuất cũng là một cách để hưởng thụ cuộc sống. Tôi lấy điện thoại ra gọi bạn. Sau một hồi chuông dài, tôi nghe tiếng bạn giữa vô số thanh âm ồn ào. Bạn nói đang bận hái cà phê.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn quê giữa phố

(GLO)- Chẳng biết chủ vườn là ai nhưng tự nhiên lại thấy mến khi họ đã mang chút hương đồng gió nội vào chốn phố xá chật chội. Vườn có rau cải ngồng, diếp cá, rau lang, chuối xanh... Bao nhiêu món rau quê cứ thế bày biện.

Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Khúc ca trên đồi

(GLO)- Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Ký ức rạ rơm

Ký ức rạ rơm

Tôi đã sống trọn một ngày ở ngôi làng xa lạ ấy. Đó là quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vui vẻ với một người đã mệt nhoài, rã rượi với công việc, đã ho khan với khói bụi thành phố.

“Gió mùa đông bắc se lòng”

“Gió mùa đông bắc se lòng”

(GLO)- Những ngày này, trời trở lạnh. Những cơn gió đượm sắc đông thấm sâu vào từng góc phố, hàng cây, ngôi nhà... Người ta thường nói rằng, khi đông về, trong lòng mỗi người dường như thường dâng lên một nỗi buồn man mác.

Áo bà ba

Áo bà ba

(GLO)- Đang mua hàng thì bỗng nhiên tôi cảm thấy có người phía sau nhìn mình. Tôi quay đầu lại và bất giác mỉm cười chào chị.

Chênh chao mùa về

Chênh chao mùa về

(GLO)- Những ngày này, mưa dường như đã ngừng rơi. Khoảng mênh mông bao la chờn vờn mây trắng bỗng trở thành phông nền cho bức tranh thiên nhiên vời vợi nắng. Gió cũng đã thao thiết trở mùa.

Chiếc áo ấm cũ

Chiếc áo ấm cũ

Mấy ngày nay trời trở lạnh. Mẹ lúi húi dọn tủ đồ, rồi lấy ra chiếc áo len đã cũ, phần ống tay đen nhẻm, lại còn bị bung chỉ một đoạn. Thay vì bỏ đi, mẹ vuốt ve rồi lấy kim chỉ ra khâu khâu vá vá.

Về trong tiếng gió

Về trong tiếng gió

(GLO)- Nhiều khi, tôi thấy gió thổi trống không phía sau lưng mình. Thời gian vừa thoáng như chồi biếc đã thấy lá vàng, chẳng để lại gì nhiều nhưng đủ gợi những vời vợi nhớ thương trong cuộc đời.