Mùa đông không lạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một ngày đầu đông 2024, nhóm chúng tôi gồm những sinh viên năm thứ nhất quê ở Gia Lai đang học tại TP. Hồ Chí Minh hẹn nhau phát cơm từ thiện cho những người cơ nhỡ trên địa bàn thành phố. 

Đi giữa lòng thành phố hoa lệ khi mùa đông về, nhớ làm sao cái rét hanh hao, ngun ngút gió vờn của cao nguyên Gia Lai.

Hơn 20 giờ, sau khi qua những con phố lớn, chúng tôi tiếp tục rảo bước trong những con hẻm ngoằn ngoèo để phát nốt phần cơm từ thiện còn lại cho những người cơ nhỡ, không nơi nương tựa. Cơ hàn, thậm chí là cơ cực là điều mỗi thành viên chúng tôi cảm nhận rõ nét khi chứng kiến những mảnh đời bất hạnh như vậy đang phải chọn một cuộc sống tha hương trên đất Sài Gòn.

Cầm trên tay hộp cơm vẫn còn ấm nóng, ông P.H.N. tuổi đã ngoài 70 húng hắng kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời của mình. Ông quê ở miền Trung. Do bị tật bẩm sinh ở chân nên ông không thể kết hôn mà ở vậy cùng với cha mẹ. Khi họ già yếu mất đi thì ông phải tha hương cầu thực khắp nơi. Nơi cuối cùng ông quyết định chọn làm chốn dung thân lúc về già là TP. Hồ Chí Minh. Bởi theo suy nghĩ của ông thì nơi này dù đất chật người đông nhưng sẽ dễ kiếm cơm hơn những vùng khác.

Nhưng mọi thứ không dễ dàng như ông nghĩ. Vì không có trình độ học vấn, không có vốn, bị tàn tật lại không người thân thích nên ông rất khó khăn trong tìm việc làm. Hơn 20 năm qua, ông sống nhờ vào việc nhặt phế liệu và các công việc thời vụ. Đến khi tuổi cao, sức yếu thì chuyện kiếm tiền bằng những công việc đó lại càng gian nan. Nghĩ đến chuyện về quê nhưng cũng chẳng còn ai để có thể nương nhờ nên ông đành bám trụ lại đây.

Trú bên mái hiên lạnh ngắt với những đợt gió mỗi lúc một mạnh, ông N. buồn rầu tâm sự: “Ngoài nỗi sợ không có chén cơm ăn hàng ngày, tôi còn có nhiều nỗi lo đang lớn dần từng ngày. Đó là nỗi lo bệnh tật tích tụ trong người từ hàng chục năm nay nhưng không thể vào bệnh viện vì không có tiền”.

z6100070500313-dbc9151526267a9f87d66ca727291209.jpg
Lề đường, mái hiên là nơi tá túc của một số mảnh đời tha hương. Ảnh: Q.T

Chia tay ông N, chúng tôi gặp bà N.T.T. Bà đã ngoài 75 tuổi. Run run cầm hộp cơm từ thiện, nước mắt cứ lăn dài trên gò má nhăn nheo, bà T. kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời thấm đẫm nỗi đau và khổ nhọc khi phải nuôi đến 10 người con. Bà quê ở ngoài Bắc. Bà đã dành cả tuổi thanh xuân, bỏ tất cả hoài bão, ước mơ để kiếm tiền nuôi các con.

Trong số 10 người con, người thì quá nghèo, người còn khó khăn và kể cả kẻ có tiền nhưng chẳng ai chịu nuôi bà. Bà phải tự mình kiếm cơm nuôi bản thân khi tuổi đã già.

Không nhà, không người thân bên cạnh, bà chọn cho mình một mái hiên vắng làm nơi tá túc. Mỗi khi trời đổ mưa, bà phải chui vào trong tấm bạt ở gốc cây trú tạm. Vì đã già nên chẳng ai nhận bà vào làm việc. Bà phải đi lượm ve chai đắp đổi từng bữa qua ngày. Có ngày không kiếm được đồng nào, đói quá, bà đành phải đến các quán ăn, siêu thị nhặt nhạnh chút thức ăn thừa để lót dạ.

Khi hỏi về những đứa con, bà chua xót nói: “Một mẹ nuôi được 10 người con nhưng 10 đứa không nuôi được một người mẹ là có thật cháu à”.

Chưa đến mức già cả nhưng chị P.T.M. cũng có hoàn cảnh không kém phần éo le. Từ miền Tây, hai mẹ con chị M. dắt díu nhau lên TP. Hồ Chí Minh kiếm sống. Nhưng vì không có tiền, không có cả nơi dung thân, chị đành phải đứt ruột gửi con vào mái ấm xã hội để đi kiếm việc làm.

Mấy hôm nay, việc lúc có, lúc không, chút tiền dành dụm trong túi cũng cạn nên chị phải trú tạm nơi góc hẻm này và xin cơm từ thiện sống qua ngày. Chị nói rất thật: Không phải chị muốn xin từng bữa cơm từ thiện như thế này đâu mà vì mức thu nhập của những người lao động phổ thông như chị còn ít và bấp bênh. Chị phải ráng chịu cực, chịu khổ, cố gắng thêm một thời gian nữa, có việc làm ổn định, xin được chỗ ở để đón con về.

Ông N, bà T. hay chị M. chỉ là 3 trong số nhiều người sở hữu rất nhiều cái “không”. Họ đang chọn một cuộc sống tạm bợ ở TP. Hồ Chí Minh: không nhà, không việc làm ổn định, thậm chí không thu nhập, không được chăm sóc y tế. Nơi họ ngủ đôi khi chỉ là bậc cửa, là góc tối ở gầm cầu, vỉa hè. Nơi họ ăn uống, sinh hoạt cũng là ở đó.

Trước những cảnh đời ấy, những sinh viên đến từ quê hương Gia Lai mong được chia sẻ phần nào với họ trong những ngày đầu đông này cùng hy vọng sẽ có một cuộc sống tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Vũ khúc cao nguyên

Vũ khúc cao nguyên

(GLO)- Tháng 11, dã quỳ xúng xính váy hoa bung xòe nơi cao nguyên đất đỏ. Dã quỳ như cô gái nhỏ vẫn chung tình thao thiết với cái hẹn nắng lộng, trời xanh.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.