Mươn cơm ký ức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiếc mươn cơm, nơi quây quần của gia đình và những kỷ niệm tuổi thơ.

“Mai sau... con sợ mai sau

Quên mươn mẹ gác ở đầu chái hiên”

Trời mưa lạnh, chiều muộn, người người hối hả trở về tổ ấm của mình. Không hiểu sao khoảnh khắc ấy ta thường nhớ về kỷ niệm ngày xưa. Ngày xưa, khi gia đình mình còn đông đủ anh chị em, mỗi bữa ăn quây quần bên nhau, có bao nhiêu niềm vui của con, có ánh mắt buồn đăm đăm của cha, có nỗi tất tả toan lo của mẹ. Chiếc mươn cơm là nơi đong đầy hạnh phúc, là nơi vỡ lòng những bài học làm người, là nơi những đứa con lẫm chẫm tập đi mà nên dáng vóc hôm nay. Chiếc mươn cơm giờ chỉ còn mịt mù trong ký ức, vợi vời những kỷ niệm.

muon-com-ky-uc-dd.jpg
Minh họa: HOÀNG ĐẶNG

Mươn cơm chính là chỗ bày biện thức ăn trong các bữa ăn của người dân làng quê mình ngày trước. Mươn được làm bằng gỗ và tre. Gỗ làm chân và khung, tre vót thành nan kết dây mây lại làm mặt. Mươn cao tầm 60-70 cm, hình chữ nhật, diện tích to nhỏ tùy thuộc vào mỗi nhà. Mỗi ngày ba bữa thủy chung, mươn cơm gắn bó với cuộc sống đói no, buồn vui của mỗi nhà. Không hiểu vì sao nó lại được gọi là mươn. Một danh từ riêng đặc hữu quê mình mà trong từ điển tiếng Việt không có.

Chiếc mươn cơm treo trên bức vách nhà bếp trở thành hình ảnh thân quen một thuở. Đầu này mươn là dáng mẹ ngồi tất tả xới cơm cho bảy, tám miệng ăn. Lựa bát nhiều cơm ít khoai cho đứa nhỏ nhất, còn lại mẹ xéo đều cả cơm lẫn khoai, miễn sao no bụng là được. Đầu kia mươn là dáng cha ngồi rưng rưng thương lũ con đang tuổi tấn ăn, tấn lớn. Trên mươn chỉ có rổ rau khoai luộc với bát nước chấm từ cua đâm lấy nước ủ muối. Hoặc có khi là rổ rau sống, rau muống luộc hay măng luộc tùy vào mùa nào thức nấy.

Không thể thiếu là bát cà muối hay bát nhút mẹ tự ủ trong chiếc lon để sau hồi nhà bếp. Có khi là bát vừng lạc, và họa hoằn lắm mới có đĩa cá vặt mẹ đổi bằng khoai của mấy ngư dân bán ế đi rao quanh làng. Mấy con cá nhỏ như cá trích, cá hổi, cá chuồn, cá lẹp, cá đốm… nấu xổi với muối mà sao cảm thấy ngon như thể sơn hào hải vị. Cái nghèo đói làm cho người ta ám ảnh nên ông cha mới nói “miếng ngon nhớ lâu, chuyện cơ cầu nhớ mãi”.

Mùa hè, trời nóng, trăng sáng; mẹ thường sai con ngả mươn ngoài sân để vừa ăn vừa hóng mát gió trời lại đỡ tốn đèn dầu. Mùa đông, cả nhà lại ngả mươn gần bếp củi cho đỡ rét. Ánh sáng từ chiếc đèn dầu cũng đủ rọi cho con thấy được sự tảo tần của mẹ, nỗi vất vả của cha. Có những lúc, chỉ một đĩa cá kho, một đĩa thịt mỡ, hay một đĩa trứng rán cũng hóa giấc mơ đủ đầy. Gia đình đông người nhưng ngày nào cũng quây quần bên mươn cơm chẳng bao giờ có chuyện la cà quán xá, ăn trước ăn sau như ngày nay. Gia đình đông người, bên mươn cơm với những đĩa thức ăn dường như không thể mặn hơn vẫn rôm rả tiếng nói cười.

Cái mươn không chỉ là nơi để quây quần của gia đình bên những bữa ăn mà còn là nơi để cho mỗi đứa con từ biết bò mà vịn mươn tập đứng, rồi vịn thành mươn mà lẫm chẫm tập đi. Khi thì ríu rít sang mẹ, lúc hồ hởi sang cha, những bước đi đầu tiên để thành người của trẻ quê ngày ấy đều như thế. Mỗi bữa ăn, không biết đi bao nhiêu vòng quanh bốn cạnh chiếc mươn trong niềm vui vỡ òa hạnh phúc của cha mẹ. Cái mươn còn đó như lắng nghe, thấu hiểu bao câu chuyện trải trong mái ấm làng quê, thấy niềm vui sau ngày mệt nhọc đồng áng, mộc mạc mà thấm đẫm tình người. Ở đó, cha dạy con, anh khuyên em, chồng bảo vợ. Lời răn bảo bằng những câu nói giản đơn, chứa đựng tình chân chất của người nông dân, tạo nên một gia đình gắn bó yêu thương.

Cuộc sống phát triển, làng quê đổi mới. Chiếc mươn cũng như những vật dụng thân thương dần lui vào dĩ vãng. Thời khao khát ăn no mặc ấm được thay cho thời ăn ngon mặc đẹp nên sơn hào hải vị xuất hiện trong những bữa cơm gia đình không còn chuyện lạ. Để từ đó cái không khí đầy đủ, đầm ấm của cả gia đình thì dường như cũng không còn... Và bỗng dưng hôm nay ta ước muốn được một lần như ngày xưa nghe mẹ bảo ngả mươn để dọn cơm.

Ước mơ ngỡ nhỏ nhoi ấy phải chăng chứa đựng trong đó biết bao nỗi khát thèm tình yêu thương, sự chăm bẵm của mẹ cha, không khí sinh hoạt gia đình. Ở đấy, trả lại cho ta những khoảnh khắc bình yên, lắng dịu đi bao phiền muộn. Đời bớt nhọc nhằn thì lại không thể tìm lại được những dịp quây quần bên nhau nữa. Hình ảnh chiếc mươn cơm mẹ gác đầu chái hiên cứ mờ ảo trong kỷ niệm miên man thương nhớ khôn nguôi.

Theo ĐINH HẠ (ĐNO)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.