Mùa về trên lưng áo mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Nhà tôi gốc gác nông thôn. Mẹ thường thức khuya dậy sớm, chăm vườn cà liếp cải, nuôi đàn heo, đàn gà. Tôi lớn lên cùng những nhọc nhằn của mẹ. Sáng nào cũng vậy, việc đầu tiên sau khi mẹ trở dậy thường là đun nước, rồi nhẹ nhàng ra vườn cắt rau chuẩn bị phiên chợ sớm. Rau mẹ trồng nhiều loại, theo mùa, nào là mồng tơi, rau cải, diếp cá, mã đề, rau má…

Tôi thức giấc khi quờ tay thấy lạnh, dù mẹ đã nhẹ nhàng đắp thêm chăn. Lâu rồi thành quen, tầm giờ ấy, hễ mẹ dậy là tôi cũng thao thức. Có hôm còn chồm hổm ngồi bên bếp lửa, đẩy từng que củi cho ấm nước mau sôi hoặc theo sau chân mẹ gom từng bó rau vừa cắt. Những bó rau xanh non từ công sức chăm bón, vun trồng của mẹ.

Sau này lớn lên, vẫn tầm ấy là tôi thức dậy. Dậy để trằn trọc, để hoài niệm, để nhớ về những gì yêu thương còn hằn sâu trong ký ức… Ấy là hình bóng mẹ lúi húi bên vạt cải sau vườn từ khi trời còn mờ đất. Ấy là cái bắp chân mẹ dấp dính lá úa đẫm sương mai, thoăn thoắt băng qua đường tắt ra bến đò cho gần. Ấy là những giọt mồ hôi lăn dài trên trán mà nụ cười của mẹ rạng rỡ lúc về nhà. Cả cánh đồng đầy sương phía bãi bồi, mẹ cặm cụi nhổ từng bụi cỏ. Sương dần tan, mặt trời mới lên hết con sào, cũng là lúc công việc tạm xong, mẹ lại tất tả về lo việc nhà.

mua-ve-tren-lung-ao-me.jpg
Minh họa: HUYỀN TRANG

Nhớ về mẹ, về mùa là nhớ vị mặn mòi của mồ hôi bết dính trên lưng áo mẹ. Từ nhỏ, tôi đã quen mùi vị ấy. Từ đồng xa về hay từ chợ trưa lỡ chuyến đò ngang, áo mẹ thay ra trở thành chiếc gối hay thay chăn đắp hờ cho giấc ngủ ban trưa yên bình.

Tôi đã ôm chiếc áo đầy mồ hôi ấy khóc ròng mỗi lần mẹ đi làm về muộn. Tôi đã lấy tấm áo che đầu khi mải mê chơi đùa, trốn trận đòn của cha phải chạy tắt ra đồng, nơi mẹ đang cặm cụi làm việc.

Chiếc áo của mẹ lưu lại qua bao mùa vụ. Để lắng dịu lòng tôi khi chạm vào cùng biết bao trân quý, yêu thương… Tôi làm sao quên được mùa gặt xôn xao đường thôn ngõ xóm, rơm rạ theo chân trâu về tận sân nhà. Mẹ đứng trước ngõ ngóng gió để rê từng mẻ thóc. Tà áo phất phơ, gợi niềm thương nhớ gần gũi. Đêm nằm nghe vị xon xót nhưng mà sao thân thiết vô cùng…

Tôi làm sao không nhớ đến những mùa đông buốt lòng từng đợt gió khuya. Chiếc áo mẹ vá chằng, vá đụp đem ra trưng dụng, đắp cho con qua kỳ gió lạnh… Sau này, đắp chăn bông, gối thêu thơm mùi vải vẫn còn thèm, còn nhớ tấm áo vá mẹ cất ở đáy rương.

Tôi gọi mùa về trên lưng áo mẹ. Bởi gắn với mùa là hình ảnh mẹ tảo tần sớm hôm. Khi vạt cải triền sông trổ ngồng, mẹ chắt chiu từng thạp dưa kho cùng cá đồng. Thửa ruộng bắp trải dài ngút mắt, mẹ tiện tặn cùng vụ gặt dành hạt để mùa sau. Khóm chuối vườn sau xao xác trước cơn bão lùa, vẫn được vun trồng…

Mẹ đã gom góp yêu thương, sảy sàng bao niềm hy vọng để tận hiến sức mình cho vụ mùa tốt tươi. Còn tôi đã lớn lên trong tình yêu thương và qua từng nỗi nhọc nhằn đời mẹ để thấy yêu hơn cuộc đời.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nét chữ đầu xuân

(GLO)- Sau chuỗi ngày đông giá lạnh, tia nắng ấm áp mùa xuân đánh thức tất thảy những nụ mầm. Luồng sinh khí mới thổi qua như một cuộc chuyển giao âm thầm mà mãnh liệt. Một vòng tuần hoàn lại bắt đầu cho những ước mong.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít trầu cau

(GLO)- Mỗi dịp trong nhà có việc trọng, soạn mâm cỗ cúng, bao giờ cha cũng nhắc chị em chúng tôi chuẩn bị một lễ trầu cau. Nhà tôi ở phố, dù đất đai không rộng nhưng luôn trồng một cây cau và thả mấy dây trầu dưới gốc cho chúng vấn vít leo lên thân cau.

Mùi bếp, mùi tết

Mùi bếp, mùi tết

Cuối năm, gió đã chuyển mùa. Cái lành lạnh len lỏi trong từng nhành cây, ngọn cỏ và luồn qua từng kẽ hở bên khe cửa tràn cả vào ngóc ngách từng gian nhà. Trong không gian êm đềm, tôi cảm nhận rõ mùi bếp, mùi Tết đang về trên từng căn bếp nhỏ.

Thẳm sâu miền Tết

Thẳm sâu miền Tết

(GLO)- Ngay lối về nhà tôi, xuyến chi đã bung sắc hai bên đường. Mùi hương trầm loang trong gió xa. Thoảng trong gió, vị mứt gừng cay nồng lên những ngày cuối năm.

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

(GLO)- "Xuân về trên bazan" của tác giả Ngô Thanh Vân tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân, của sự đổi mới và hy vọng. Những hình ảnh "mầm non ngậm giọt sương mai", "lá hát điều gì mê say trong gió"... mang đến cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng, như làn sóng dịu êm của thiên nhiên đón chào một mùa xuân mới.

Cõi hoa vàng

Cõi hoa vàng

(GLO)- Không biết đã bao lần tôi thả bước giữa những đồi chè Biển Hồ xanh ngát. Nơi ấy có những cây muồng già sum suê tỏa bóng, đan xen trong vườn chè. Mùa hoa muồng nở rộ, những chùm hoa vàng dắt díu, đung đưa, ánh lên trong nắng sớm. 

Về nhà

Về nhà

Mấy cơn gió rượt đuổi nhau làm trời đêm mát rượi. Tân ngủ mê trên ghế bố kê cạnh chiếc xe khách mặc kệ cho phía bên kia đường mấy bài hát xuân vẫn ra rả vọng ra từ chiếc loa kẹo kéo.

Thời khắc thiêng liêng

Thời khắc thiêng liêng

(GLO)- Khi mâm cúng tất niên được bày biện tươm tất hay lễ cúng trừ tịch (cúng Giao thừa) hiện diện trong mỗi nếp nhà, có lẽ đó là những thời khắc thiêng liêng với mỗi gia đình.

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.

Minh họa: Huyền Trang

Gió qua sông…

(GLO)- Tôi ngồi trên một cù lao giữa thênh thênh sông nước miền Tây. Bốn bề ngăn ngắt màu xanh cây trái phủ sẫm cả một vùng. Con sông rộng mênh mông, phải nheo mắt mới nhìn thấy dáng phố xa xa khuất lấp sau những miệt vườn. Gió chênh chao lướt qua mặt sông.

Lên núi trồng cây

Lên núi trồng cây

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

(GLO)- "Dốc mùa xuân" là một bài thơ đượm sắc xuân và tình quê của Bùi Việt Phương. Ở đó, xen lẫn giữa kỷ niệm là những xúc cảm hoài niệm của một người con xa xứ về không khí Tết đầm ấm, yên vui ở quê nhà.