Xuân về khoe áo mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Dù cuối năm bộn bề công việc, nhưng chị cũng cố gắng dành thời gian đi tìm mua cho con bộ đồ mới để đón Tết; rồi còn mua đồ mới cho cả hai vợ chồng chị nữa.

Cũng hiếm khi chị có thời gian dạo xe trên phố như vậy, nhất là vào dịp cuối năm. Ngắm hàng tết xếp tràn ở các cửa hiệu, mọi người rộn ràng mua sắm mà thấy háo hức, thấy vui. Tiếng nhạc từ một cửa hiệu nào đó vang lên “Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi. Ngàn hoa thơm khoe sắc xinh tươi. Đàn em thơ khoe áo mới. Chạy tung tăng vui pháo hoa” mà chị thấy lòng chộn rộn. Lại mơ màng nhớ về thời thơ ấu, mỗi năm gần đến Tết cứ chực chờ được mẹ chở đi chợ mua đồ Tết.

Đó là những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ của mấy chị em chị. Đó là những cái Tết mà chị chẳng thể nào quên. Dẫu Tết khi ấy chẳng có điều kiện như bây giờ, nhưng không khí Tết luôn tràn ngập.

Gần đến Tết, đi đâu cũng được các bà, các bác trong xóm hỏi câu quen thuộc “mẹ đã mua sắm đồ mới cho con chưa”. Tất nhiên là đứa trẻ nào cũng trả lời là “có”, vì con nít mà, ngoài bánh mứt, lì xì thì đồ mới là không thể thiếu để làm nên cái Tết trong tâm trí con trẻ. Có quần áo mới mặc thì mới đúng là Tết.

Nói là mua đồ mới, nhưng đúng hơn là may đồ mới. Vì ngày ấy, đồ mua là một điều gì đó rất xa xỉ, chỉ có may mới rẻ và bền.

xuan-ve-khoe-ao-moidd.jpg
xuan-ve-khoe-ao-moidd2.jpg
Tết đến, trẻ con rất thích xúng xính quần áo mới. Ảnh: S.C

Chị nhớ, đồ mới đón Tết của chị năm nào cũng là một bộ quần xanh áo trắng, giống như chuẩn bị bước vào năm học mới vậy. Mẹ nói, may đồ đồng phục vậy để sau mấy ngày Tết còn đi học được. Còn mấy chị em chị thì miễn có đồ mới là được, chứ không quan trọng đó là màu gì.

Mẹ đạp xe đạp chở các con đi chợ, ghé vào hàng vải, đo cắt xong là mẹ lại chở về tiệm may của một chị trong xóm. Gần Tết, nhiều người may đồ mới nên chị hàng xóm tranh thủ may ngày may đêm cho kịp. Vì gần nhà nên mấy ngày lại qua hỏi “đồ em may xong chưa”, làm bà chị thợ may cũng sốt cả ruột. Nhưng hiểu niềm vui và sự háo hức của trẻ con mà nên chị chủ tiệm luôn cố gắng hoàn thành sớm nhất có thể.

Chị nhớ như in cảm giác được chị chủ tiệm may gọi qua thử đồ mới. Mùi vải mới thơm làm sao. Khoác bộ đồ mới trên người, cứ thấy lâng lâng, thấy như Tết đến rồi, chỉ muốn tung tăng đi khắp làng, khắp xóm khoe cùng đám bạn.

Bây giờ, gia đình chị toàn mặc đồ may sẵn. Cứ đến đầu tháng Chạp, chị lại chạy qua cửa hàng quần áo quen thuộc ở thị trấn để lựa chọn theo kích cỡ, sở thích của từng thành viên trong gia đình. Chị chủ tiệm quần áo cũng dễ tính, cứ lựa, cứ mua, về mà không vừa thì giữ nguyên tem, mác để mang ra đổi lại.

Được cái là từ chồng đến con chị ai cũng dễ tính, miễn có đồ mới là được, nên năm nào mua đồ mới cũng hài lòng, cũng vui vẻ đón nhận, không phải đổi qua đổi lại.

Đếm ngược thời gian, chỉ còn vài chục ngày nữa là đến Tết rồi. Sáng nay, chị về bên nội nhìn thấy đứa cháu mới mồ côi mẹ thì liền hỏi: “Con có đồ mới chưa?”. Cháu gái trả lời: “Dạ, ngoại và mấy dì con đã mua cho con rồi”. Chị thấy ấm áp phần nào, nhưng rồi chị vẫn quyết định đo kích cỡ để mua thêm cho cháu bộ áo dài để động viên.

Bây giờ không phải may nữa, nên việc mua sắm đồ mới cho ngày Tết cũng tiện lắm, chỉ cần vài ngày là đã có hàng giao tận nhà. Và chỉ mới ba ngày thôi, cháu gái đã sung sướng cầm trên tay bộ áo dài mới. Tự tay mặc chiếc áo dài mới cho cháu, chị vui vì kích cỡ vừa y, còn cháu gái thì vẻ mặt rạng ngời vì đúng gu mình thích.

Mặc bộ áo dài xúng xính, cháu gái bỗng nói: “Hồi trước, mỗi khi Tết đến mẹ cũng hay mua áo dài cho con”. Chị nghe thấy thế mà nhoi nhói trong tim nhưng chị nhanh chóng gạt đi những điều không vui để an ủi cháu: “Bởi vì mẹ muốn con luôn xinh đẹp và cô cũng vậy”. Nhìn cháu nở nụ cười, chị thấy việc làm của mình thật ý nghĩa. Hy vọng một mùa Xuân mới với bộ áo dài thật đẹp này cháu sẽ giúp cháu quên được phần nào những nỗi buồn- chị nghĩ.

Trong câu chuyện áo mới ngày xuân cùng chị, tôi thấy nhớ bà ngoại của mình thật nhiều. Hồi ngoại còn sống, gần đến Tết là má tôi thường tặng ngoại mấy xấp vải may áo bà ba. Ngoại có rất nhiều áo bà ba với đủ sắc màu, nhưng Tết đến là má vẫn không quên mua vải may cho ngoại thêm mấy chiếc áo mới để đi lễ chùa, đi chúc Tết bà con hàng sớm cho mới mẻ, tươm tất.

Ngoại lớn tuổi rồi mà mỗi lần được may áo mới ngoại cũng vui lắm. Ngoại ngắm nghĩa mấy xấp vải má mua không biết bao nhiêu lần, rồi nâng niu mãi trên tay. May xong lấy đồ về nhà là ngoại mặc vào khoe hết đứa con này rồi đến đứa cháu kia. Giặt xong, ngoại gấp cẩn thận, đúng sáng mùng một Tết là ngoại mặc áo mới chờ con cháu về mừng tuổi, chúc Tết xong thì đi chùa, đi thăm nhà bà con họ hàng.

Bây giờ ngoại không còn, nhưng mỗi khi nhắc đến quần áo mới cho ngày Tết thì hình ảnh ngoại nâng niu xấp vải mới lại hiện lên.

Đó mãi là một phần ký ức đẹp mà tôi không thể nào quên!

Theo SÔNG CÔN (baokontum)

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nét chữ đầu xuân

(GLO)- Sau chuỗi ngày đông giá lạnh, tia nắng ấm áp mùa xuân đánh thức tất thảy những nụ mầm. Luồng sinh khí mới thổi qua như một cuộc chuyển giao âm thầm mà mãnh liệt. Một vòng tuần hoàn lại bắt đầu cho những ước mong.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít trầu cau

(GLO)- Mỗi dịp trong nhà có việc trọng, soạn mâm cỗ cúng, bao giờ cha cũng nhắc chị em chúng tôi chuẩn bị một lễ trầu cau. Nhà tôi ở phố, dù đất đai không rộng nhưng luôn trồng một cây cau và thả mấy dây trầu dưới gốc cho chúng vấn vít leo lên thân cau.

Mùi bếp, mùi tết

Mùi bếp, mùi tết

Cuối năm, gió đã chuyển mùa. Cái lành lạnh len lỏi trong từng nhành cây, ngọn cỏ và luồn qua từng kẽ hở bên khe cửa tràn cả vào ngóc ngách từng gian nhà. Trong không gian êm đềm, tôi cảm nhận rõ mùi bếp, mùi Tết đang về trên từng căn bếp nhỏ.

Thẳm sâu miền Tết

Thẳm sâu miền Tết

(GLO)- Ngay lối về nhà tôi, xuyến chi đã bung sắc hai bên đường. Mùi hương trầm loang trong gió xa. Thoảng trong gió, vị mứt gừng cay nồng lên những ngày cuối năm.

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

(GLO)- "Xuân về trên bazan" của tác giả Ngô Thanh Vân tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân, của sự đổi mới và hy vọng. Những hình ảnh "mầm non ngậm giọt sương mai", "lá hát điều gì mê say trong gió"... mang đến cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng, như làn sóng dịu êm của thiên nhiên đón chào một mùa xuân mới.

Cõi hoa vàng

Cõi hoa vàng

(GLO)- Không biết đã bao lần tôi thả bước giữa những đồi chè Biển Hồ xanh ngát. Nơi ấy có những cây muồng già sum suê tỏa bóng, đan xen trong vườn chè. Mùa hoa muồng nở rộ, những chùm hoa vàng dắt díu, đung đưa, ánh lên trong nắng sớm. 

Về nhà

Về nhà

Mấy cơn gió rượt đuổi nhau làm trời đêm mát rượi. Tân ngủ mê trên ghế bố kê cạnh chiếc xe khách mặc kệ cho phía bên kia đường mấy bài hát xuân vẫn ra rả vọng ra từ chiếc loa kẹo kéo.

Thời khắc thiêng liêng

Thời khắc thiêng liêng

(GLO)- Khi mâm cúng tất niên được bày biện tươm tất hay lễ cúng trừ tịch (cúng Giao thừa) hiện diện trong mỗi nếp nhà, có lẽ đó là những thời khắc thiêng liêng với mỗi gia đình.

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.

Minh họa: Huyền Trang

Gió qua sông…

(GLO)- Tôi ngồi trên một cù lao giữa thênh thênh sông nước miền Tây. Bốn bề ngăn ngắt màu xanh cây trái phủ sẫm cả một vùng. Con sông rộng mênh mông, phải nheo mắt mới nhìn thấy dáng phố xa xa khuất lấp sau những miệt vườn. Gió chênh chao lướt qua mặt sông.

Lên núi trồng cây

Lên núi trồng cây

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

(GLO)- "Dốc mùa xuân" là một bài thơ đượm sắc xuân và tình quê của Bùi Việt Phương. Ở đó, xen lẫn giữa kỷ niệm là những xúc cảm hoài niệm của một người con xa xứ về không khí Tết đầm ấm, yên vui ở quê nhà.