Kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) năm 2024 với mục tiêu thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương.

Phiên chợ diễn ra từ 14 đến 16-6, tại đường Lê Lợi (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) có quy mô 40 gian hàng giới thiệu các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, sản phẩm OCOP, các mặt hàng nông sản, thực phẩm tiêu dùng, ẩm thực tại địa phương.

Các sản phẩm dệt thổ cẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được trưng bày, giới thiệu tại Phiên chợ. Ảnh: V.T
Các sản phẩm dệt thổ cẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được trưng bày, giới thiệu tại Phiên chợ. Ảnh: V.T

Lần đầu tiên tham gia phiên chợ, nhưng sản phẩm gạo, cá nướng giã lá é của chị Siu Phéch (làng Bi Ia Yom, xã Ia Krái) đã thu hút được nhiều người đến tìm hiểu và mua về sử dụng. “Đây là 2 sản phẩm được gia đình tôi làm lâu nay nhưng chỉ để bán cho người dân trong xã. Tham gia phiên chợ lần này, tôi muốn giới thiệu, quảng bá nông sản, thực phẩm sạch của gia đình để tìm kiếm sự kết nối tiêu thụ sản phẩm rộng ra thị trường. Tại phiên chợ, tôi nhận thấy hàng hóa của bà con trong huyện rất đa dạng, cũng có nhiều loại tương tự với sản phẩm của gia đình tôi, nên đây cũng là cơ hội để tôi tìm hiểu, học hỏi thêm kinh nghiệm nhằm làm ra sản phẩm ngày một tốt hơn”-chị Siu Phéch nói.

Mang đến phiên chợ các loại nông sản của đồng bào dân tộc thiểu số trong xã như gạo, bơ, dứa, chanh dây, sầu riêng, rau xanh, các sản phẩm túi xách, vòng tay làm thủ công, gian hàng của Hội Nông dân xã Ia Grăng cũng đã thu hút rất đông khách đến tham quan và mua sắm. Bà Đoàn Thị Vân-Chủ tịch Hội nông dân xã Ia Grăng-cho biết: “Các sản phẩm nông nghiệp này đều được bà con trong xã sản xuất hoàn toàn tự nhiên và chủ yếu tiêu thụ tại xã. Do đó, khi được Sở Công thương Gia Lai hỗ trợ gian hàng, bà con nông dân rất vui mừng. Vì tại đây, người sản xuất, kinh doanh sẽ được giao lưu, mua bán nhiều mặt hàng đặc trưng, đặc sản của địa phương, từ đó bà con có cơ hội tìm hiểu về các mô hình kinh tế hay để học hỏi làm theo, cũng như có cơ hội kết nối mở ra hướng tiêu thụ ổn định trong thời gian tới”.

Gian hàng của Hội nông dân xã Ia Grăng (huyện Ia Grai) tham gia tại Phiên chợ. Ảnh: V.T
Gian hàng của Hội nông dân xã Ia Grăng (huyện Ia Grai) tham gia tại Phiên chợ. Ảnh: V.T

Tại phiên chợ, nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc sản của huyện được bố trí theo gian hàng của từng xã, hoặc gian hàng của từng hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, với các sản phẩm chủ yếu như: mật ong, gạo A Sanh, hạt điều, các loại đậu đỗ, rau xanh, trái cây, cá cơm Sê San, sản phẩm từ thổ cẩm, đan lát thủ công, tinh dầu, thảo dược, ẩm thực… Các sản phẩm tham gia đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ và các sản phẩm đã đạt chứng nhận OCOP cấp huyện và cấp tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Thanh (tổ dân phố 3, thị trấn Ia Kha) bày tỏ: “Đến tham quan tại phiên chợ, tôi thấy bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã bày bán rất nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương. Bên cạnh đó, một số gian hàng có các sản phẩm uy tín đến từ các địa phương trong tỉnh cũng được bày bán, tạo điều kiện cho tôi có nhiều lựa chọn để mua các sản phẩm sạch, chất lượng. Ngoài việc mua sắm, đến phiên chợ tôi còn được thưởng thức các món ẩm thực và xem trình diễn các tiết mục cồng chiêng đặc sắc”.

Hàng hóa tại Phiên chợ khá đa dạng từ các loại nông sản, đặc sản của địa phương. Ảnh: V.T
Hàng hóa tại Phiên chợ khá đa dạng từ các loại nông sản, đặc sản của địa phương. Ảnh: V.T

Ông Đỗ Văn Đông-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai-cho biết: Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Sở Công thương đã phối hợp với UBND huyện xây dựng kế hoạch tổ chức phiên chợ với kỳ vọng thông qua phiên chợ sẽ giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm nông nghiệp của bà con trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến người dân trên địa bàn và du khách. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.

Rất đông người dân đến tham quan, mua sắm tại Phiên chợ. Ảnh: V.T
Rất đông người dân đến tham quan, mua sắm tại Phiên chợ. Ảnh: V.T

Bà Nguyễn Thị Bích Thu-Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương Gia Lai) cho biết: Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Ia Grai năm 2024 là hoạt động thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn I từ năm 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Thông qua Phiên chợ nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ nông sản, sản phẩm chế biến của địa phương, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiếp cận với người tiêu dùng. Đây là chương trình có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống xã hội của người dân tại địa phương, góp phần hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương; kết hợp với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

(GLO)- Cơ chế một cửa là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cơ chế nói trên phát huy tốt khi hình thành tỉnh Gia Lai mới.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

null