Ia Pa: Khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tối 19-3, tại sân vận động xã Ia Mrơn (huyện Ia Pa), Sở Công thương tỉnh Gia Lai phối hợp với UBND huyện Ia Pa khai mạc Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024.
Các đại biểu cắt băng khai mạc phiên chợ. Ảnh: Vũ Chi

Các đại biểu cắt băng khai mạc phiên chợ. Ảnh: Vũ Chi

Phiên chợ được tổ chức từ ngày 19 đến ngày 21-3. Tham gia phiên chợ có 20 gian hàng của các xã, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, Hội Nông dân huyện và Huyện Đoàn với các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiếu số, sản phẩm OCOP, các mặt hàng nông sản, thực phẩm tiêu dùng tại địa phương như: ổi lê Hải Hưng, đông trùng hạ thảo, mật ong, tinh bột nghệ, trà dược liệu, rượu ghè, muối kiến, các loại rau, củ, quả.... Đặc biệt, tại hội chợ có gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP 3-4 sao cấp tỉnh và các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp.

Đến với phiên chợ, bên cạnh việc tham quan, mua sắm, người dân còn được thưởng thức các tiết mục văn nghệ sôi nổi do các nghệ sĩ đến từ TP. Hồ Chí Minh biểu diễn.

Gian hàng của Hội Nông dân huyện trưng bày nhiều nông sản đặc trưng của địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Gian hàng của Hội Nông dân huyện trưng bày nhiều nông sản đặc trưng của địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Phiên chợ được tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Gia Lai (17/3/1975-17/3/2024); 21 năm Ngày thành lập huyện Ia Pa (18/3/2003-18/3/2024); qua đó tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản địa phương; hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa kết nạp 18 đảng viên trong quý I-2025

Ia Pa kết nạp 18 đảng viên trong quý I-2025

(GLO)- Ngày 31-3, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị (mở rộng) nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý I và nhiệm vụ trọng tâm công tác quý II-2025.

Nghề bó chổi đót tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Nghề bó chổi đót ở thị xã An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) hiện có hơn 10 hộ dân làm nghề bó chổi đót, tập trung ở các phường: An Phú, Tây Sơn, Ngô Mây. Thu nhập từ nghề bó chổi đót giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định, yên tâm gìn giữ nghề truyền thống.

Đường liên xã Kon Gang-Hải Yang đang được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: N.D

Khởi sắc Kon Gang

(GLO)- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Kon Gang (huyện Đak Đoa) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc của tỉnh Gia Lai. Sau ngày giải phóng, cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây tiếp tục nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày một khởi sắc.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp.