Krông Pa: Người cao tuổi tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao-Gương sáng”, đội ngũ người cao tuổi (NCT) ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động tại địa phương.

Huyện Krông Pa hiện có 4.576 hội viên NCT, sinh hoạt tại 77 chi hội trực thuộc 14 hội cơ sở và 19 câu lạc bộ NCT (6 câu lạc bộ liên thế hệ). Hiện nay, toàn huyện có 114 NCT tham gia hệ thống chính trị ở cơ sở như: bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác Mặt trận hoặc tham gia lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội ở thôn, xã.

Cùng với đó, NCT luôn đi đầu trong các phong trào và đóng góp nguồn quỹ được hơn 1,8 tỷ đồng để giúp nhau phát triển kinh tế.

Ngoài trồng lúa nước, trồng mì, ông Kpă Jao-Phó Chủ tịch Hội NCT xã Ia Mláh còn chăn nuôi bò để phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: Lê Nam

Ngoài trồng lúa nước, trồng mì, ông Kpă Jao-Phó Chủ tịch Hội NCT xã Ia Mláh còn chăn nuôi bò để phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: Lê Nam

Ông Kpă Jao (69 tuổi) là Phó Chủ tịch Hội NCT xã Ia Mláh và là già làng buôn Chính Hòa. Ông cho hay: “Tôi thường xuyên phối hợp với các đoàn thể tổ chức tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, vận động bà con đóng góp ngày công, hiến đất làm đường giao thông nông thôn.

Đồng thời, tôi cũng tuyên truyền, vận động bà con không đập bò, đập heo để cúng mỗi khi đau ốm mà phải đưa đến bệnh viện thăm khám, điều trị. Ngoài ra, tôi tích cực tham gia hòa giải những vụ việc mâu thuẫn của bà con trong buôn”.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng (67 tuổi) là Chủ tịch Hội NCT thị trấn Phú Túc kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố 5. Ông Hùng có nhiều đóng góp trong việc đưa tổ 5 ngày càng phát triển; vận động người dân quyên góp giúp đỡ các hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống, vận động bà con hiến đất làm đường giao thông, hỗ trợ các hoạt động văn hóa, thể thao của tổ dân phố, thị trấn.

Ông Hùng cho hay: Tổ 5 có 400 hộ với gần 2.000 khẩu, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số chiếm hơn 75%. Trước năm 2020, tổ còn 60 hộ nghèo và 30 hộ cận nghèo. Đến nay, tổ chỉ còn 8 hộ nghèo và 2 hộ cận nghèo. Riêng năm 2023, tổ 5 đã vận động người dân hiến hơn 10.000 m2 đất, tháo dỡ hàng rào, vật kiến trúc trên đất để mở rộng được hơn 850 m đường bê tông nông thôn.

“Chúng tôi thường xuyên hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, thay đổi nếp nghĩ cách làm, xây dựng đời sống văn minh, xóa bỏ hủ tục. Đồng thời, phối hợp với cán bộ của tổ dân phố tổ chức hòa giải các vụ việc mâu thuẫn vợ chồng, làng xóm, tranh chấp đất đai… để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn”-ông Hùng chia sẻ.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng-Chủ tịch Hội NCT thị trấn Phú Túc bên con đường vừa được mở rộng, giúp bà con đi lại thuận lợi. Ảnh: L.N

Ông Nguyễn Mạnh Hùng-Chủ tịch Hội NCT thị trấn Phú Túc bên con đường vừa được mở rộng, giúp bà con đi lại thuận lợi. Ảnh: L.N

Nhiều năm qua, bà Quản Thị Hoa-Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ dân phố 4 (thị trấn Phú Túc) luôn nhiệt tình, trách nhiệm, không quản ngại khó khăn và cống hiến hết mình cho công việc chung. Bà Hoa cho hay: Tổ dân phố 4 hiện có 319 hộ với hơn 1.200 khẩu. Đến nay, tổ 4 chỉ còn 2 hộ nghèo và 8 hộ cận nghèo; thu nhập bình quân đầu người trên 50 triệu đồng/năm.

“Năm 2016, sau khi nghỉ hưu, tôi được bầu làm Phó Bí thư Chi bộ. Đến năm 2020, tôi tiếp tục được tín nhiệm làm Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ dân phố 4. Dù ở cương vị nào, tôi cũng thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời động viên bà con chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, tôi cũng tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, vệ sinh môi trường, xây dựng tổ dân phố xanh-sạch-đẹp và đảm bảo an ninh trật tự”.

Trao đổi với P.V, ông Hoàng Trọng Trang-Trưởng ban Đại diện Hội NCT huyện Krông Pa-cho biết: Với phương châm “tuổi cao, ý chí càng cao”, “sống vui, sống khỏe, sống có ích cho gia đình và xã hội”, NCT tại địa phương luôn nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết với công việc. Không chỉ gương mẫu trong cuộc sống và vận động con cháu chấp hành pháp luật của Nhà nước, đội ngũ NCT còn tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Từ nguồn vốn dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư đường giao thông từ quốc lộ 14C đến đường tuần tra biên giới đi qua làng Bi và làng Kloong (xã Ia O) đang được triển khai sửa chữa. Ảnh: Lê Nam

Dự án sắp xếp, ổn định dân cư-“Điểm tựa” giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Việc triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là điểm tựa giúp người dân làng Yom (xã Ia Khai) và khu vực biên giới xã Ia O ổn định cuộc sống.
Khởi sắc nông thôn mới ở thôn Bối

Khởi sắc nông thôn mới ở thôn Bối

(GLO)- Nhờ những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại thôn Bối (xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Về làng “quanh năm ăn cơm nếp”

Về làng “quanh năm ăn cơm nếp”

(GLO)- Đó là làng Díp, xã Ia Kreng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Theo anh Phạm Thanh Xuân-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kreng, cách đây vài năm, đoàn quay phim của VTV Travel đã về làng Díp thực hiện phóng sự “Ở ngôi làng quanh năm ăn cơm nếp”. 

Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng trao đổi với các già làng về công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự ở khu vực biên giới

Già làng góp sức bảo vệ biên giới Ia Mơ

(GLO)- Bằng những việc làm thiết thực, 2 già làng ở xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) là ông Rơ Lan Hlết (SN 1963, làng Klah) và bà Ksor H’Blâm (SN 1945, làng Krông) đã góp sức với lực lượng Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự ở khu vực biên giới.

Hội LHPN huyện Chư Sê đã tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ truyền thông cộng đồng, góp phần thay đổi nhận thức của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Sê phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng

(GLO)- Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ truyền thông cộng đồng; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng; được đông đảo người dân đón nhận và bước đầu đem lại những kết quả khả quan.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới nhiều tuyến đường giao thông nội ở buôn Bluk được bê tông hóa. Ảnh: Lê Nam

Buôn Bluk đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Làng quê giàu đẹp, văn minh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao là những thành tựu từ việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong làng đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn Bluk, xã Phú Cần, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai).