Gia Lai phát huy vai trò giám sát của Mặt trận trong giải quyết khiếu nại, tố cáo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Mặt trận các cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã phát huy tốt vai trò giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân, góp phần tạo đồng thuận xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông (đường tránh quốc lộ 19) đoạn qua địa bàn xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa) có chiều dài 7 km và được thi công từ tháng 1-2024 đến nay. Quá trình xây dựng tuyến đường đã gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân xung quanh.

Ông Hyang-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Ia Mút (xã Hà Bầu) cho biết: Vào thời điểm trời nắng, các phương tiện chuyên dụng giải phóng mặt bằng, ủi đường, chuyên chở vật liệu khiến bụi đất từ công trình cuốn vào vườn cây, nhà dân ven đường ảnh hưởng tới cây trồng, việc sinh hoạt của người dân trong làng.

Ngoài ra, việc lắp đặt hệ thống thoát nước khiến mặt đường đất ngổn ngang, nhếch nhác, gây khó khăn và không đảm bảo an toàn khi người dân tham gia giao thông.

Để đảm bảo quyền lợi của người dân, ông Hyang đã phản ánh vấn đề này với Ủy ban MTTQ Việt Nam xã. Tiếp nhận thông tin, chính quyền địa phương đã trực tiếp làm việc với chủ đầu tư công trình. Sau đó, chủ đầu tư đã thực hiện các giải pháp phù hợp để bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn giao thông trong phạm vi công trình.

“Bây giờ, khi trời nắng, họ tưới nước để tránh bụi mù trong quá trình thi công. Đồng thời, họ cũng thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông”-ông Hyang bộc bạch.

Ông Y Amanh (bìa phải)-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa) tiếp nhận phản ánh của người dân trên địa bàn. Ảnh: R.H

Ông Y Amanh (bìa phải)-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa) tiếp nhận phản ánh của người dân trên địa bàn. Ảnh: R.H

Ông Y Amanh-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Hà Bầu-cho hay: Cùng với tiếp nhận thông tin khiếu nại, tố cáo của người dân tại trụ sở cơ quan, Mặt trận xã còn tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh thông qua nhiều nguồn, kênh khác nhau như: trên nhóm Zalo của các thôn, làng; thông qua các buổi tiếp xúc cử tri; phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Ngoài ra, Mặt trận xã phối hợp với Ban Công tác Mặt trận thôn, làng xuống trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân.

“Tại các buổi tiếp xúc, người dân chủ yếu phản ánh, kiến nghị về quyền lợi cá nhân và cộng đồng; chế độ chính sách xã hội; đền bù giải phóng mặt bằng; đời sống sản xuất; tranh chấp đất đai; an toàn giao thông; phòng-chống thiên tai, hạn hán…

Từ các kiến nghị, phản ánh của người dân, chúng tôi phối hợp với chính quyền địa phương, ban ngành, đoàn thể của xã tiến hành giải quyết, tìm cách tháo gỡ kịp thời. Đối với vụ việc phức tạp, vượt thẩm quyền, chúng tôi chuyển lên cơ quan cấp trên để xử lý theo quy định của pháp luật.

Từ năm 2023 đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã đã tiếp nhận 14 lượt người dân đến phản ánh, kiến nghị; đồng thời, tiếp nhận, giải quyết 4 đơn thư khiếu nại, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự”-ông Y Amanh thông tin.

Giai đoạn 2019-2023, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã tiếp 9.973 lượt công dân; tiếp nhận 2.666 đơn thư và đã chuyển các cơ quan chức năng xử lý 2.047 đơn thư đủ điều kiện xử lý. Trong đó, cơ quan chức năng đã phúc đáp 1.940 đơn. Riêng cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tiếp trên 195 lượt công dân; tiếp nhận 65 đơn thư, đã chuyển các cơ quan chức năng xử lý 45 đơn thư đủ điều kiện xử lý. Trong đó, các cơ quan chức năng đã phúc đáp 45 đơn.

Trao đổi với P.V, ông Phạm Văn Bình-Trưởng ban Dân chủ-Pháp luật của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh-thông tin: Hoạt động tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của công dân được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thực hiện theo đúng quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013, Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018, Thông tri số 36/TT-MTTW-BTT ngày 6-5-2019 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về quy định, hướng dẫn Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tiếp công dân và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.

Theo ông Bình, thời gian tới, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban ngành có liên quan về vai trò, nhiệm vụ tiếp dân và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp; tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp với Ban Tiếp công dân và các ngành chức năng của tỉnh về công tác tiếp dân và xử lý đơn thư, nhất là những vụ việc vượt cấp, phức tạp, kéo dài, đông người...; đồng thời, theo dõi, giám sát việc trả lời của các cơ quan hữu quan đối với đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.

Cùng với đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với các tổ chức thành viên, các hội đồng tư vấn, các cá nhân có chuyên môn chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý, nhất là tư pháp và đất đai để trợ giúp, tư vấn pháp luật cho người dân có nhu cầu.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tháng 4-2025. Đối với việc rà soát, xử lý sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 8 địa phương đã hoàn thành.