9 cơ quan, đơn vị huyện Kông Chro kết nghĩa với làng Hơn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chiều 29-3, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ kết nghĩa với làng Hơn (xã Ya Ma).
Các đơn vị thuộc huyện Kông Chro ký kết giao ước kết nghĩa với làng Hơn (xã Ya Ma). Ảnh: Phương Liên

Các đơn vị thuộc huyện Kông Chro ký kết giao ước kết nghĩa với làng Hơn (xã Ya Ma). Ảnh: Phương Liên

Làng Hơn có 71 hộ, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 93%. Làng có 44 hộ nghèo, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn.

Tại đây, đại diện 9 đơn vị: Phòng Dân tộc, Văn phòng Huyện ủy, Văn phòng HĐND và UBND huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện, Huyện Đoàn, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông Chro và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã ký kết giao ước kết nghĩa với làng Hơn.
Theo đó, các đơn vị sẽ phối hợp tuyên truyền cho người dân trong làng việc chấp hành, thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định pháp luật về lĩnh vực dân tộc, phòng-chống nạn tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vận động bà con tích cực lao động sản xuất, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới ở địa phương, tạo điều kiện cho con em trong độ tuổi đến trường. Hàng năm lựa chọn 3-5 hộ có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ, giúp đỡ.

Theo kế hoạch đặt ra trong năm 2024, các đơn vị kết nghĩa sẽ hỗ trợ bà con làng Hơn các nội dung như: Cấp hỗ trợ 17 đèn năng lượng mặt trời để lắp đặt tại các tuyến đường, điểm sinh hoạt cộng đồng dân cư; cấp hỗ trợ 1 bồn chứa nước Inox; cấp 100 cây me tây để trồng các tuyến đường công cộng, xung quanh nhà rông văn hóa; hỗ trợ sửa sân nhà rông.

Dịp này, các đơn vị cũng đã có nhiều phần quà tặng cho bà con làng Hơn và các hộ nghèo của làng.

Được biết, trong năm 2024, huyện Kông Chro sẽ tổ chức kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với 5 làng đặc biệt khó khăn trên địa bàn, trong đó làng Hơn là đơn vị tổ chức điểm.

Có thể bạn quan tâm

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

(GLO)- “Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi” là phong trào truyền thống của ngành cao su trong và ngoài tỉnh Gia Lai. Không chỉ dấy lên không khí thi đua sôi nổi, phong trào còn góp phần trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đào tạo đội ngũ công nhân vững lý thuyết, giỏi thực hành.

Các đảng viên, cán bộ, công chức xã Phú Cần sinh hoạt định kỳ hàng tuần việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Nam

Phú Cần áp dụng công nghệ số trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiệu quả, Đảng uỷ xã Phú Cần (huyện Krông Pa) đã áp dụng công nghệ thông qua phần mềm Kahoot (Phần mềm trắc nghiệm online miễn phí) và đã được đội ngũ cán bộ, công chức của xã đón nhận và hưởng ứng nhiệt tình.

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.