Quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thống kê có hiệu lực từ 1-1-2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 06/2023/TT-BKHĐT quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thống kê, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2024. Theo Thông tư, hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thống kê là tập hợp các chỉ tiêu thống kê do Hệ thống thống kê tập trung thực hiện phục vụ hoạt động thống kê và công tác quản lý chung của ngành Thống kê.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thống kê gồm: Danh mục chỉ tiêu thống kê ngành Thống kê gồm số thứ tự; mã số; nhóm, tên chỉ tiêu được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành Thống kê gồm khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, kỳ công bố, nguồn số liệu và đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Nhóm chỉ tiêu "Dân số, lao động và việc làm" gồm các nội dung: Tỷ số giới tính của dân số; Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo nhóm giờ làm việc trong tuần; Tỷ trọng người làm công ăn lương có hợp đồng lao động;…

Nhóm chỉ tiêu "Doanh nghiệp, cơ sở kinh tế và vốn đầu tư" gồm các nội dung: Số cơ sở, lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Số lượng trang trại; Vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài;…

Nhóm chỉ tiêu "Nông-lâm nghiệp và thủy sản" gồm các nội dung: Số lượng và công suất máy móc, thiết bị chủ yếu phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản; Tổng đàn gia súc, gia cầm chủ yếu; Sản lượng gỗ khai thác từ rừng;…

Bên cạnh đó, còn có các nhóm chỉ tiêu như: giáo dục; y tế và chăm sóc sức khỏe; văn hóa, thể thao và du lịch; mức sống dân cư; đặc điểm chung của xã; nhóm chỉ tiêu phục vụ quản lý điều hành của ngành Thống kê.

Những chỉ tiêu phân công cho Tổng cục Thống kê chủ trì thu thập quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BKHĐT ngày 30-11-2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hết hiệu lực kể từ khi Thông tư này có hiệu lực.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.