Gạo làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Hạt gạo nào chẳng được làm ra từ ruộng đồng, chắt chiu giọt mồ hôi người nông dân; ngậm sương, trải nắng, tích tụ tinh hoa đất trời chịu hàm ơn, trả nghĩa. Đồng ruộng-làng, thực thể gắn kết tự ngàn đời, định danh nông thôn, thuộc về cư dân nông nghiệp thì hạt gạo làm ra sao gọi gạo làng? Phải chăng, bởi số lượng hàng, địa điểm bán-mua, nguồn gốc, người giao dịch mặt hàng mà định danh?

Tôi có thức gạo làng sau mùa thu hoạch, nhận lấy từ một người mẹ Jrai trong làng ven phố. Chuyện là, dịp Tết Nguyên đán nọ, thấy người phụ nữ Jrai luống tuổi vội nhặt những vỏ lon bia mà người hàng xóm vui đón Giao thừa đem bỏ, tôi mang ra biếu bà chiếc bánh chưng, hũ dưa món. Ngại ngùng nói lời cảm ơn, nhưng thấy tôi xởi lởi chuyện trò, người phụ nữ vui vẻ nhận quà.

Tưởng chuyện sẽ trôi qua theo nhịp sống phố phường, thế nhưng, một buổi chiều xôn xao nắng gió có người phụ nữ Jrai gọi cửa, lấy ra từ chiếc gùi tre trao cho tôi túi gạo và nói: “Gạo làng, mình cho đấy” rồi dời chân bước. Sau một thoáng ngạc nhiên, tôi nhận ra đó là người mà tôi gặp hôm Tết.

Những hạt gạo còn vương màu áo cám, thơm ngát đất đồng làng, mặn mòi vị mồ hôi, hằn lên vết chai sần từ đôi bàn tay người gieo hái, như chuyền tải nghĩa đồng bào, tình làng xóm. Trong tôi chợt rưng rức nỗi niềm. Ôi tình người, phải đâu là trị giá món quà cho đi, tặng lại. Giá trị tinh thần từ hạt gạo, tôi đưa vào chén cơm, nhắc dạy các con thơ! Hình ảnh cánh đồng làng miền Trung quê tôi thoắt ẩn thoắt hiện trong mưa phùn, gió bấc; trong miên man nắng gió đậm nhạt sắc màu từ cây lúa bất chợt hiện về.

Có lẽ không riêng tôi, thuộc về ký ức, đắp bồi kỷ niệm có dòng sông, mương nước, cánh đồng làng; có người nông dân cần cù, nhẫn nại như hạt phù sa miệt mài đắp bồi, hiền hòa con nước mà làm nên xóm, nên làng ấm vui, đồng làng trù mật cho những đứa con xa bớt lạc lõng xứ người!

Minh họa: Nguyễn Văn Chung

Minh họa: Nguyễn Văn Chung

Tôi được người bạn Jrai ở xã Đất Bằng (huyện Krông Pa) biếu ít gạo dành để ăn Tết. Thứ gạo đã trở nên quý hiếm, dẫu xưa kia rất phổ biến, góp phần làm nên đặc trưng văn hóa vùng Trường Sơn-Tây Nguyên vượt chặng đường dài, nâng niu gửi gắm, gói cả tình thâm đến được với tôi. Bát cơm dâng cúng đất trời, ông bà tổ tiên nấu từ gạo rẫy thêm ấm nồng tình bạn, văn hóa giao hòa và trọng thị!

Tôi còn có thức gạo mua từ chợ làng tự phát làng ven đô cho bữa cơm thường nhật. Tôi chọn lấy gạo làng chỉ vì nó giữ lại hương vị gạo quê thời tấm bé; cả hình ảnh chợ làng trong nắng chiều có tán cây cổ thụ che bóng bên thửa đất trống nơi góc đường có người mẹ già bán mua chẳng vội, ít lời chào thưa; những người phụ nữ tảo tần hằn lên nếp trang phục, màu da. Ở đó, tôi gặp lại mẹ tôi với nếp sinh hoạt miền quê mà nay đã thuộc về nỗi nhớ.

Và dường như chính cái vạt đất trống, không gian lộng gió chiều, thức hàng tự nuôi trồng, hái bắt được bày trên nền đất từng túm, từng mớ cùng người quê không thể lẫn cho món hàng quê thêm đậm nét riêng biệt, đặc trưng của làng.

Tôi đưa vào bữa cơm chiều câu chuyện chất chứa nỗi niềm quê theo từng thức món, gian nan vượt qua và chẳng dám quên!

Có thể bạn quan tâm

Mùa trâm chín

Mùa trâm chín

(GLO)- Thấy cô bạn chia sẻ hình ảnh những quả trâm chín đựng trong chiếc nón lá với dòng status “Tuổi thơ dữ dội”, lòng tôi trào dâng bao hoài niệm. Những quả trâm chín tím mọng kia chính là một phần của tuổi thơ tôi.
Những cái nắm tay

Những cái nắm tay

(GLO)- “Gặp nhau tay bắt mặt mừng” từ lâu đã thành câu cửa miệng khi nói về giao tiếp và ứng xử trong giao tiếp. Điều này thể hiện sự bặt thiệp của đôi bên.
Bát nước chè xanh

Bát nước chè xanh

(GLO)- Hồi trước, cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường uống nước lá vối. Đây là thứ lá rất dễ trồng ở vườn nhà, nước vàng xanh có mùi tinh dầu thơm thoang thoảng.
Khúc giao mùa

Khúc giao mùa

(GLO)- Mấy hôm nay, phố núi Pleiku có dấu hiệu chuyển mùa đổi tiết. Bầu trời không xanh trong miên man như những tháng đầu mùa khô, dù mỗi buổi mai, nắng vẫn ửng vàng trên những vòm cây xanh sẫm.
Cô bán rau

Cô bán rau

Huệ bán rau ở phố này cũng đã hơn hai năm. Ấy vậy mà chẳng ai hỏi tên Huệ là gì. Nếu cần mua rau, người ta chỉ ới một câu trống không: "Này, rau"... là cô đã quay ngay lại rồi.
Trà my quyến rũ

Trà my quyến rũ

(GLO)- Năm ấy, người bạn là kỹ sư nông nghiệp đem đến nhà tặng tôi một cây trà my nhỏ xinh, được trồng trong chậu đất. Trân quý tình bạn, tôi đem cây trồng ở mảnh đất nhỏ trước hiên nhà.
Đợi mùa măng le

Đợi mùa măng le

(GLO)- Khi mới sáng sớm mà trời dày đặc sương và ngày nắng nóng lên đến cực điểm là Tây Nguyên chuẩn bị bước sang mùa mưa, mùa của xanh lúa, xanh nương, mùa thu hoạch của bao nhiêu sản vật dưới tán rừng...
Tháng ba này hoa gạo nơi đâu?

Tháng ba này hoa gạo nơi đâu?

(GLO)- Với tôi, ký ức một loài cây đến từ những câu chuyện cuộc đời. Ký ức ấy không chỉ là bóng mát, là lá phổi xanh cho sự sống của con người mà còn là chốn neo đậu biết bao tâm hồn yêu thiên nhiên.

Sắc màu tháng ba

Sắc màu tháng ba

(GLO)- Dấu chân thời gian đang chạm dần vào vạch cuối của mùa xuân để chào đón mùa hạ. Khoảnh khắc nhấn nhá này rắc lên thiên nhiên những mảng màu sống động đầy mê hoặc trong sắc màu tháng ba.