Gạo làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Hạt gạo nào chẳng được làm ra từ ruộng đồng, chắt chiu giọt mồ hôi người nông dân; ngậm sương, trải nắng, tích tụ tinh hoa đất trời chịu hàm ơn, trả nghĩa. Đồng ruộng-làng, thực thể gắn kết tự ngàn đời, định danh nông thôn, thuộc về cư dân nông nghiệp thì hạt gạo làm ra sao gọi gạo làng? Phải chăng, bởi số lượng hàng, địa điểm bán-mua, nguồn gốc, người giao dịch mặt hàng mà định danh?

Tôi có thức gạo làng sau mùa thu hoạch, nhận lấy từ một người mẹ Jrai trong làng ven phố. Chuyện là, dịp Tết Nguyên đán nọ, thấy người phụ nữ Jrai luống tuổi vội nhặt những vỏ lon bia mà người hàng xóm vui đón Giao thừa đem bỏ, tôi mang ra biếu bà chiếc bánh chưng, hũ dưa món. Ngại ngùng nói lời cảm ơn, nhưng thấy tôi xởi lởi chuyện trò, người phụ nữ vui vẻ nhận quà.

Tưởng chuyện sẽ trôi qua theo nhịp sống phố phường, thế nhưng, một buổi chiều xôn xao nắng gió có người phụ nữ Jrai gọi cửa, lấy ra từ chiếc gùi tre trao cho tôi túi gạo và nói: “Gạo làng, mình cho đấy” rồi dời chân bước. Sau một thoáng ngạc nhiên, tôi nhận ra đó là người mà tôi gặp hôm Tết.

Những hạt gạo còn vương màu áo cám, thơm ngát đất đồng làng, mặn mòi vị mồ hôi, hằn lên vết chai sần từ đôi bàn tay người gieo hái, như chuyền tải nghĩa đồng bào, tình làng xóm. Trong tôi chợt rưng rức nỗi niềm. Ôi tình người, phải đâu là trị giá món quà cho đi, tặng lại. Giá trị tinh thần từ hạt gạo, tôi đưa vào chén cơm, nhắc dạy các con thơ! Hình ảnh cánh đồng làng miền Trung quê tôi thoắt ẩn thoắt hiện trong mưa phùn, gió bấc; trong miên man nắng gió đậm nhạt sắc màu từ cây lúa bất chợt hiện về.

Có lẽ không riêng tôi, thuộc về ký ức, đắp bồi kỷ niệm có dòng sông, mương nước, cánh đồng làng; có người nông dân cần cù, nhẫn nại như hạt phù sa miệt mài đắp bồi, hiền hòa con nước mà làm nên xóm, nên làng ấm vui, đồng làng trù mật cho những đứa con xa bớt lạc lõng xứ người!

Minh họa: Nguyễn Văn Chung

Minh họa: Nguyễn Văn Chung

Tôi được người bạn Jrai ở xã Đất Bằng (huyện Krông Pa) biếu ít gạo dành để ăn Tết. Thứ gạo đã trở nên quý hiếm, dẫu xưa kia rất phổ biến, góp phần làm nên đặc trưng văn hóa vùng Trường Sơn-Tây Nguyên vượt chặng đường dài, nâng niu gửi gắm, gói cả tình thâm đến được với tôi. Bát cơm dâng cúng đất trời, ông bà tổ tiên nấu từ gạo rẫy thêm ấm nồng tình bạn, văn hóa giao hòa và trọng thị!

Tôi còn có thức gạo mua từ chợ làng tự phát làng ven đô cho bữa cơm thường nhật. Tôi chọn lấy gạo làng chỉ vì nó giữ lại hương vị gạo quê thời tấm bé; cả hình ảnh chợ làng trong nắng chiều có tán cây cổ thụ che bóng bên thửa đất trống nơi góc đường có người mẹ già bán mua chẳng vội, ít lời chào thưa; những người phụ nữ tảo tần hằn lên nếp trang phục, màu da. Ở đó, tôi gặp lại mẹ tôi với nếp sinh hoạt miền quê mà nay đã thuộc về nỗi nhớ.

Và dường như chính cái vạt đất trống, không gian lộng gió chiều, thức hàng tự nuôi trồng, hái bắt được bày trên nền đất từng túm, từng mớ cùng người quê không thể lẫn cho món hàng quê thêm đậm nét riêng biệt, đặc trưng của làng.

Tôi đưa vào bữa cơm chiều câu chuyện chất chứa nỗi niềm quê theo từng thức món, gian nan vượt qua và chẳng dám quên!

Có thể bạn quan tâm

Bãi bồi ven sông

Bãi bồi ven sông

(GLO)- Làng nằm bên bờ con sông nhỏ, có đoạn hẹp chỉ như con kênh đào, bề ngang ước chừng hơn trăm mét. Vậy nhưng nước sông 4 mùa trong xanh.
Triệu năm biển dâng thành núi

Triệu năm biển dâng thành núi

(GLO)- Tôi sinh ra ở một làng quê ven biển, nhưng lại lớn lên ở miền cao nguyên với đồi núi trập trùng. Không biết có phải do cái gốc gác hình thành con người mình hay không, mà khi chon von trên lưng chừng trời mây, tôi vẫn mường tượng về những chân trời ăm ắp sóng.

Sông Ba mùa nước cạn

Sông Ba mùa nước cạn

(GLO)- Ayun Pa, nơi tôi sống thuộc vùng hạ lưu sông Ba, là nơi con sông sắp kết thúc thủy trình trên cao nguyên để hòa vào biển cả. Dòng sông ấy luôn mang một vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình.
Thân thương cối đá

Thân thương cối đá

(GLO)- Khi ngắm nhìn chiếc cối đá xay bột-vật dụng thân thương, gần gũi và đượm màu xưa cũ, tôi lại nhớ về một thời gian khổ, chịu thương, chịu khó của các bà, các mẹ và xoay tròn cùng những giấc mơ thơ ấu đời người.
Một sáng bình yên

Một sáng bình yên

(GLO)- Cơn mưa kéo dài đêm qua đã kịp ngớt khi trời vừa tảng sáng. Những đám mây xám xen lẫn mây trắng sà gần những ngọn cây cau ven đường.
Dịu dàng hương mộc

Dịu dàng hương mộc

(GLO)- Trong muôn trùng cung bậc cảm xúc của con người, mỗi loài hoa mỗi vẻ. Hồng kiêu sa, lộng lẫy khiến lòng say mê, lan cao quý khí tiết khiến ta trọng vị, tường vi cánh mỏng gợi niềm thương. Mộc quế hoa, dịu dàng sắc, nhẹ nhàng hương lại khơi lên bao nỗi bâng khuâng khó tả.
Lời ru tao nôi

Lời ru tao nôi

Hẳn là trong ký ức mỗi người, ai cũng neo giữ trong khoảng xanh xa xưa sâu thẳm lòng mình những lời ru ngọt ngào êm ái, đó chính là mạch nguồn cảm xúc âm thầm nuôi nấng, dung dưỡng tâm hồn để từ đó hồn hậu trưởng thành.
Thương hoài chòi mòi

Thương hoài chòi mòi

(GLO)- Nếu ai đã từng dừng chân dưới tán lá xanh, thưởng thức vài ba quả chòi mòi chín mọng, chắc hẳn khó có thể quên cái vị chua thanh, dịu ngọt. Không chỉ là món quà của thiên nhiên, quả chòi mòi còn là ký ức tuổi thơ của bao người.
Mùi cỏ

Mùi cỏ

(GLO)- Nắng chiều xiên qua vạt thông, chiếu những tia nắng vàng xuống bãi cỏ xanh. Bãi cỏ vừa mới được xén dọn, mùi thơm lan trong gió, quyện vào bước chân người đi bộ. Mùi hương ấy, hình ảnh ấy chợt gợi lên trong tôi bao cảm xúc.